logo

Giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan ra các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới

Cùng Toploigiai xem các cách Trả lời câu hỏi trang 18 (Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về phong trào "Chiếm lấy phố Uôn" và giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan ra các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới) Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức. 

Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về phong trào "Chiếm lấy phố Uôn" và giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan ra các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới.

Trả lời:

Cách trả lời 1:

* Phong trào "Chiếm lấy phố Uôn" 

Phố Uôn (Wall) một đường phố thuộc quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Con phố này nổi tiếng từ cuối thế kỉ XIX - đây là trung tâm giao dịch chứng khoán, tài chính, là khu vực kinh tế lớn nhất của Mỹ.

“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” - phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011.

Phong trào "Chiếm lấy phố Uôn" và sự lan rộng khắp thế giới
Phong trào chiếm lấy phố Uôn - lỗi hệ thống của Chủ nghĩa tư bản

Phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ phong trào do quan điểm của Chính phủ Mỹ về việc điều hành nền kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 do nước Mỹ khởi nguồn, hơn thế phố Wall lại là cái nôi của nhiều cuộc khủng khoảng kinh tế bởi các cuộc khủng hoảng đều bắt đầu từ sự sụp đổ của các đại gia tài chính tại con phố này.

Giải pháp để phục hồi, kích thích nền kinh tế chính phủ Mỹ đã 3 lần đưa ra các gói kích thích kinh tế, với hàng ngàn tỷ USD. Mặc dù vậy giải pháp phần lớn đều nhằm cứu các đại gia tài chính, các ngân hàng lớn nhờ việc mua lại nợ xấu, hỗ trợ lãi suất, chấp nhận lạm phát ở mức cao… Kết quả là các giải pháp này đã không thành công và các gói kích thích kinh tế không mấy hiệu quả đẫn đến việc đồng USD tiếp tục mất giá và giá cả leo thang. Tình trạng đời sống đại đa số nhân dân bị giảm sút.

Một nguyên nhân khác sâu xa hơn là tình trạng thất nghiệp kinh niên trong thanh niên, vấn đề đang phổ biến tại các nền kinh tế công nghiệp phát triển.

Phong trào "Chiếm Phố Wall" khởi phát bởi một nhóm khoảng chục sinh viên tại công viên Zuccotti, New York ngày 17/9/2011. Chỉ sau vài tuần phát động, phong trào đã lan ra hàng chục tiểu bang ở Mỹ, rồi đến hàng trăm thành phố ở nhiều nước trên thế giới.

Khẩu hiệu của phong trào là “99%”, nghĩa là 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Từ phong trào "Chiếm Phố Wall" người biểu tình đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà của những người không còn khả năng trả nợ và đòi rút quân Mỹ về nước đồng thời chuyển ngân sách chiến tranh cho giáo dục, chống tăng học phí đại học, đòi việc làm…

* Phong trào "Chiếm Phố Wall" lan ra các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới

Chỉ trong thời gian ngắn phong trào đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn của nước Mỹ và lan ra hàng chục nước khác trên thế giới, như Canada, Đức, Thụy Sỹ, Anh, Italia, Ireland, Tây Ban Nha,Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Sở dĩ phong trào được nhiều người dân hưởng ứng và nhanh chóng lan rộng bởi hầu hết những người biểu tình đều hưởng ứng thông điệp của phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Họ nhận thấy khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính do những chính sách kinh tế có lợi cho các tập đoàn.

Cách trả lời 2:

“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. Phong trào đã lan sang nhiều nước tư bản chủ nghĩa.

Từ phong trào "Chiếm Phố Wall" người biểu tình đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà của những người không còn khả năng trả nợ và đòi rút quân Mỹ về nước đồng thời chuyển ngân sách chiến tranh cho giáo dục, chống tăng học phí đại học, đòi việc làm… Chỉ trong thời gian ngắn phong trào đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn của nước Mỹ và lan ra hàng chục nước khác trên thế giới, như Canada, Đức, Thụy Sỹ, Anh, Italia, Ireland, Tây Ban Nha,Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Sở dĩ phong trào được nhiều người dân hưởng ứng và nhanh chóng lan rộng bởi hầu hết những người biểu tình đều hưởng ứng thông điệp của phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Họ nhận thấy khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính do những chính sách kinh tế có lợi cho các tập đoàn.

icon-date
Xuất bản : 03/02/2023 - Cập nhật : 28/08/2023