logo

Viết lời xin lỗi kết nối tri thức lớp 2

Xin lỗi là một hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, đồng thời là sự đồng cảm, sẻ chia với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Hãy cùng Top lời giải ‘’ Viết lời xin lỗi kết nối tri thức lớp 2'' hay nhất nhé!

Trả lời câu hỏi: Viết lời xin lỗi kết nối tri thức lớp 2

Câu 1. Nói lời xin lỗi:

a. Nếu em là cô bé trong câu chuyện Cho hoa khoe sắc, em sẽ nói lời xin lỗi bông hồng như thế nào?

b. Nếu em là một bạn nhỏ trong câu chuyện Cỏ non cười rồi, khi nghe thấy cỏ non khóc, em sẽ nói gì với cỏ non?

Trả lời:

a. Xin lỗi bạn hồng, mình sẽ không hái bạn nữa đâu. Mình muốn ngắm bạn và để bạn khoe sắc cùng các bông hoa trong vườn.

b. Chúng tớ xin lỗi vì đã vô ý giẫm lên bạn. Chúng tớ sẽ không làm như thế nữa và sẽ để biển “không giẫm lên cỏ” để tất cả mọi người cùng biết nhé.

Câu 2. Viết lời xin lỗi trong tình huống sau:

Em làm việc riêng trong giờ học, bị cô giáo nhắc nhở.

Trả lời:

Em xin lỗi cô vì đã làm việc riêng trong giờ. Em hứa không tái phạm nữa và trong giờ sẽ chú ý lắng nghe cô giảng bài, ghi bài đầy đủ.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống nhé!


Kiến thức tham khảo về Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống

Viết lời xin lỗi kết nối tri thức lớp 2 hay nhất

Bài văn mẫu 1: 

Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi…Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.


Bài văn mẫu 2:

Lời xin lỗi là gì? Và tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó là một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác…hay bằng cách khác để chuộc lỗi.


Bài văn mẫu 3:

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Sẽ có lúc nào đó chúng ta đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, đó là lúc lời cảm ơn cần được sử dụng một cách chân thành. Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn những gì mọi người xung quanh dành cho mình, là một nét đẹp văn hóa của con người. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Cho đi những gì mình có và nhận lại những gì mình cần vốn là quy luật của xã hội loài người. Lòng biết ơn và biết nói lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm gần gũi, thân thiện và bền chặt hơn. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.


Bài văn mẫu 4:

Trong lúc nóng giận, bạn không còn bình tĩnh để nhận ra những việc mình đã làm sai. Khi đã ổn định cảm xúc trở lại, lời xin lỗi sẽ giúp đối phương cảm nhận được thành ý và thấu hiểu tính cách, nỗi lòng của bạn nhiều hơn. Giá trị của lời xin lỗi được cảm nhận bằng việc xoa dịu nỗi đau của người khác, giảng hòa và duy trì mối quan hệ của hai bên. Khi nhận được lời xin lỗi, họ sẽ mở lòng hơn, chấp nhận sự chia sẻ và lắng nghe tâm sự của bạn. Chắc chắn, cả hai bên sẽ có nhiều cơ hội cùng trải lòng. Lời xin lỗi giúp chúng ta mở rộng cánh cửa của sự bao dung, kết nối tình yêu giữa mọi người xung quanh. Giá trị của lời xin lỗi còn nhiều hơn thế. Không chỉ mang lại giá trị cho chính bản thân bạn mà còn giúp ích cho người nhận lời xin lỗi. Khi bạn đã dũng cảm nhận lỗi là lúc bạn thể hiện thái độ dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm, gạt bỏ cái tôi cá nhân để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của cả hai. Nó sẽ xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa hai người, tạo điều kiện cho hai người mở rộng hợp tác, cùng nhau tạo nên nhiều điều tốt đẹp hơn. Cả bạn và đối phương sẽ có cảm giác thanh thản, xích lại gần nhau. Do đó, lời xin lỗi mang nhiều to lớn đối với hai người. Để trở thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình, bạn cần phải không ngừng trau dồi rèn luyện bản thân. Và việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi cũng như biết cách nói lời xin lỗi đúng cách chính là phương châm giúp bạn hoàn thiện bản thân mình. Bạn nên biết cách nói ra lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, cộng với sự tinh tế và khéo léo trong truyền tải thông điệp, chắc chắn, bạn sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ của mọi người xung quanh.


Bài văn mẫu 5:

Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, một người toàn diện là một người không chỉ có tài năng xuất chúng, mà trước hết phải là một người có đạo đức và những phẩm chất quý giá. Trong đó, coi trọng nghĩa tình, biết nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, biết nói xin lỗi khi phạm sai lầm được coi là thước đo để đánh giá phẩm chất của một người.

Trong những bước đi đầu tiên của cuộc đời, chúng ta đã được dạy về cách nói cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ. Nếu như lời cảm ơn thể hiện sự biết ơn, trân trọng đối với sự giúp đỡ của mọi người thì “xin lỗi” chính là cách ta bày tỏ sự hối hận, biết lỗi của mình khi gây ra tổn thương cho ai người khác. 

Khi ấy, dưới sự giám sát của bố mẹ và thầy cô, lời xin lỗi - cảm ơn luôn được ta ghi nhớ và đi chung với ta trong những năm tháng tuổi thơ. Nhưng càng lớn, dường như người ta dần quên đi ý nghĩa thật sự của hai từ này, và họ cũng chẳng còn nhớ lý do phải nói “cảm ơn” và “xin lỗi”. Bài học đầu đời ấy, đã bị nhiều người quên lãng theo vòng quay của thời gian mất rồi.

Trong cuộc sống, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể làm được mọi thứ bằng chính bản thân mình. Do đó, ít nhất một lần trong đời bạn cần đến sự giúp đỡ của người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ, liệu ta sẽ dửng dưng nhận như đó là phần ta xứng đáng có, hay cảm ơn người đã giúp ta bằng một thái độ biết ơn? Tất nhiên là bạn phải nói “cảm ơn” rồi, vì sẽ chẳng có ai sẵn lòng giúp một kẻ không biết điều đâu.

Mỗi chúng ta đều là một cá thể không hoàn hảo. Ai trong đời rồi sẽ có lúc mắc phải sai lầm mà thôi. Có những sai lầm chỉ ảnh hưởng đến chính ta, nhưng cũng có những sai lầm gây nên hậu quả đối với cuộc sống của người khác. Đơn giản nhất là việc bạn vô tình va vào một người đi đường, hay một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Lúc đó, điều đầu tiên trước khi bạn tìm cách khắc phục sự cố đó là phải nói hai từ “xin lỗi” với một thái độ thành khẩn.

 Ngày xưa, những tiêu chuẩn đạo đức bao gồm cả cách nói lời cảm ơn và xin lỗi luôn được người ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Mặt khác, khi ấy nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau bằng tình cảm thật tâm, nên việc nói lời xin lỗi, cảm ơn với thái độ chân thành là một điều tất yếu. 

Thời gian trôi qua, xã hội ngày càng phát triển, con người được tiếp cận với hệ thống giáo dục bài bản hơn. Những tưởng người ta sẽ có nhiều cơ hội nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề này hơn, thì ngược lại, dường như lời xin lỗi và cảm ơn ngày càng ít đi, thay vào đó là thái độ hời hợt, dửng dưng của lớp người lạnh lùng. 

Nhiều người cứ vịn vào cái cớ rằng nói cảm ơn hay xin lỗi chỉ thể hiện sự khách sáo, xa cách, thậm chí thật giả tạo, để rồi thật khó để họ thốt lên những lời nói đó một cách thật tâm. Nhưng với tôi, đó chỉ là lời ngụy biện nực cười cho lối sống đã xuống cấp. 

Xã hội phát triển, con người ngày càng xa cách nhau. Mỗi một người đều tự coi mình là cá thể riêng biệt với cái tôi “vượt trội”, họ sống trong thế giới của riêng mình mà không màn quan tâm đến cảm nhận từ người khác. Thử nghĩ xem, nếu bạn là một người thích giúp đỡ người khác với tất cả sự nhiệt tình. Nhưng nhận lại chỉ là ánh mắt hờ hững, vô tình, liệu bạn có muốn giúp thêm một ai hay không? 

Ngược lại, khi bạn bị ai đó làm ảnh hưởng, liên lụy bởi lỗi lầm mà họ gây ra, nhưng họ lại vờ như không biết gì, không hề ăn năn hối hận. Thậm chí không muốn dính dáng hay chịu trách nhiệm, bạn sẽ có cảm nhận như thế nào? Chắc chắn chúng ta đều có câu trả lời giống nhau, và đó chính là lý do chúng ta cần biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.

Lời cảm ơn và xin lỗi thật ngắn gọn, cũng chẳng khó để nói ra, nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống tinh thần của ta. Đừng để lời xin lỗi và cảm ơn biến chất đi theo thời gian, để rồi ta phải sống trong một thế giới lạnh lùng, vật chất. Hãy hướng bản thân phát triển không chỉ về tài năng mà còn những phẩm chất quý giá. Thử nói cảm ơn và xin lỗi hằng ngày, bạn sẽ thấy nó thật chẳng khó như ta vẫn nghĩ.

icon-date
Xuất bản : 28/03/2022 - Cập nhật : 11/06/2022