logo

Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau?

Xin lỗi là một hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, đồng thời là sự đồng cảm, sẻ chia với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Hãy cùng Top lời giải ‘’Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau?'' nhé!


Trả lời câu hỏi: Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau?

Cần nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau: 

a) Em lỡ bước, giẫm vào chân bạn.

- Mình sơ ý quá. Cho mình xin lỗi nhé.

b) Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn.

- Con xin lỗi mẹ. Lần sau con không như thế nữa.

c) Em đùa nghịch, va phải một cụ già.

- Cụ có sao không ạ? Cháu sơ ý quá. Cháu xin lỗi cụ ạ.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến bổ ích thông qua bài tìm hiểu về Ý nghĩa của lời xin lỗi nhé!


Kiến thức tham khảo về Ý nghĩa của lời xin lỗi.


1. Các trạng thái biểu đạt của lời xin lỗi

- Lời xin lỗi ép buộc

Đó là khi một em nhỏ cúi gằm mặt xuống và lí nhí nói hai từ “Xin lỗi” vì cô giáo bắt xin lỗi bạn; là khi cô bé bặm môi, nắm chặt tay và “xin lỗi” do thanh minh mà bị bảo là cãi mẹ,... Điểm chung của lời “xin lỗi ép buộc” là người nói chưa biết mình sai ở đâu và tại sao mình có lỗi. Tâm lí chung của mọi người đều tìm đủ lí do để bảo vệ cho quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Vậy nên, nếu chưa biết rõ thì ta luôn có đủ lí do để chứng minh mình luôn đúng. Do đó, khi nhắc một ai đó nói câu “ xin lỗi” thì điều đầu tiên phải tìm lí do tại sao họ sai, khiến họ phải thật sự nhận ra lỗi lầm trước đã bởi nếu không, lời nói ăn năn đó sẽ trở nên sáo rỗng và vô nghĩa.

- Lời xin lỗi… cho vui

Có lẽ một số bạn đọc đến đây đang thắc mắc tại sao lại có kiểu "xin lỗi vui”... nhưng thật sự tôi đã chứng kiến nó. Một cậu bé nói chuyện quá nhiều trong giờ và mỗi khi cô giáo nhắc nhở lại buông ra một câu "Em xin lỗi cô”  sau đó vẫn vô tư tái phạm. Một hai lần thành quen, mỗi khi cảnh này lặp lại trong các buổi khác, cả lớp lại phá lên cười trong khi cô giáo đã giận sôi lên. Phải chăng cậu bé đó không ý thức được những gì mình đang làm? Không hiểu được giá trị của ngôn ngữ? Không hiểu được rằng mình đang làm cho không chỉ người nhận mà cả người nghe đều khó chịu? Không biết nó đánh giá suy nghĩ của chính bản thân mình hay sao? Thật lòng mà nói, đó là một sự lố bịch, thô thiển, thể hiện cách nhìn thiển cận của một con người. Vậy nên bạn ơi, khi bạn đọc những dòng này, hãy ngẫm về chúng một chút để thể hiện lời xin lỗi đúng nghĩa nhé….

- Một lời xin lỗi chân thành

+ Một lời xin lỗi chân thành đôi khi còn cho ta nhiều điều hơn cả sự tha thứ. Đầu tiên, nó thể hiện bạn là một con người biết đúng - sai, biết nhìn nhận vấn đề, không bảo thủ, biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Khi ta học được cách xin lỗi chân thành, chính chúng ta cũng sẽ bao dung hơn trước lỗi lầm của người khác và từ đó, quan hệ giữa người với người sẽ gần gũi, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để thể hiện chúng không phải chi nói ra là xong mà nó cũng nên đi kèm với hành động. Một cử chỉ nhẹ nhàng, một ánh mắt biết nói, một trái tim chân thành và sự sửa sai có lẽ sẽ cần thiết khi nói lời “xin lỗi”. 

+ Lời xin lỗi chân thành chỉ có được khi ta thật sự nhận ra lỗi lầm và chấp nhận chúng mà thôi. Mà cuộc đời thì sao có thể tránh được những va vấp phải không? Vậy nên, thay bằng cách buông câu xin lỗi sáo rỗng, tại sao ta không học cách nhìn nhận vấn đề để khiến người khác cảm nhận được cái tâm của mình trong đó nhỉ. Có người nghĩ chẳng hơn thua gì nhau một cử chỉ nên bỏ qua cũng được. Nhưng bạn gì ơi, bạn có biết, nó sẽ đánh giá bản thân mình hay không….

Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau?

2. Ý nghĩa của lời xin lỗi

- Trong giao tiếp, công việc và đời sống hàng ngày, lời xin lỗi đều mang những giá trị riêng. Cuộc sống của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa tốt đẹp nếu toàn dối trá. Bởi vậy, bạn cần phải ý thức về nhân cách của bản thân, không nên giấu diếm những sai lầm của mình. Thay vào đó hãy chấp nhận những hậu quả do việc mà mình đã gây ra trước đó. Giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn những việc làm tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai.

- Trong công việc, lời xin lỗi sẽ giúp bạn kịp nhận ra những sai sót, điểm yếu của bản thân để phát triển kỹ năng và nhanh chóng đạt được nhiều thuận lợi, thành tựu.

- Bên cạnh đó, lời xin lỗi dành cho bạn bè, người thân sẽ giúp tất cả mọi người hiểu nhau, cùng san sẻ, đoàn kết vượt qua những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống.

Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau? (ảnh 2)

3. Cách nói lời xin lỗi văn minh

- Giá trị của lời xin lỗi còn nằm ở thái độ, sự chân thành của người nói. Nếu bạn gượng ép bản thân với những câu từ “giả trân” thì chỉ gây sự bực mình và thiếu thiện cảm từ người khác. Bạn có thể khéo léo thể hiện lời xin lỗi qua những bước sau:

+ Chọn không gian xin lỗi: Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi xin lỗi ở nơi đông người. Hãy tự tạo ra một cuộc hẹn tại nơi yên tĩnh, không gian này khiến bạn cảm thấy nói ra lời xin lỗi dễ dàng hơn.

+ Chuẩn bị trước lời xin lỗi: Để tránh sự lúng túng khi đối diện với đối phương những sai lầm, bạn có thể suy nghĩ trước những điều mình sẽ nói, sẽ làm khi gặp mặt và nói lời xin lỗi nhé!

+ Biến lời xin lỗi trở thành thói quen: Lời xin lỗi được sử dụng thường xuyên, đúng thời điểm sẽ có sức nặng chân thành.

+ Việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi sẽ giúp bạn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, đừng lạm dụng lời xin lỗi bừa bãi, bạn sẽ không nhận được sự cảm thông của mọi người và ngày càng sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm


4. Một số lời xin lỗi hay và chân thành 

a. Câu xin lỗi chân thành nhất gửi đến bạn bè

- Xin lỗi cậu, là tại tớ không tốt nên đã làm cậu phải bận tâm như vậy. Cậu đồng ý tha thứ cho tớ lần này nhé. Đừng vì điều này mà làm ảnh hưởng tới tình bạn của chúng ta suốt những năm qua.

- Xin lỗi mày nhé, lúc đó tại tao không kiềm chế được bản thân mình nên đã có những lời không đúng. Thật lòng mong mày bỏ qua cho tao. Mình vẫn là bạn tốt nhé.

- Món quà này thay cho lời xin lỗi của tớ. Tớ đã sai khi nóng giận và nặng lời với cậu. Nhưng thật ra lúc ấy tâm trạng của tớ không tốt. Cậu tha lỗi cho tớ nhé.

- Tao biết tao sai rồi và sự im lặng của mày mấy ngày nay là sự trừng phạt khá lớn đối với tao đấy. Tao sẽ chờ ngày mày nguôi giận để đưa mày đi uống trà sữa nha. Xin lỗi, xin lỗi mà.

- Cuộc sống này chẳng có ai hoàn hảo cả, và tao cũng thế. Tao biết đã làm mày phải phiền lòng rồi nhưng hãy tha lỗi cho tao nhé.

b. Những câu xin lỗi chân thành dành cho đồng nghiệp

- Xin lỗi em. Hôm nay tâm trạng của chị không được tốt nên có hơi quá lời. Em có thể thông cảm mà bỏ qua cho chị được không? Chúng mình vẫn là đồng nghiệp tốt em nhé.

- Tách cafe này thay cho lời xin lỗi của tớ. Cậu hãy nhận lấy, uống thật ngon miệng và đồng ý tha thứ nhé. Công việc hơi áp lực nên có những lúc tớ phải "xù lông" như vậy đó.

Chị ơi em xin lỗi vì đã không hoàn thành được nhiệm vụ mà chị giao cho. Em biết chị đặt rất nhiều niềm tin vào em nhưng em đã làm chị phải thất vọng rồi.

Thời gian vừa qua mình đã có những lúc cư xử không đúng, nóng vội và hơi cảm tính. Hôm nay mình xin được kiểm điểm lại chính bản thân mình. Mong mọi người có thể thông cảm và nhận lời xin lỗi này. Hi vọng mọi người vẫn tiếp tục quan tâm và giúp đỡ mình như trước đây nhé. Cảm ơn mọi người rất nhiều.

Chị ơi em xin lỗi vì sự vô tâm và trẻ con của em. Em chỉ buột miệng như vậy chứ em không hề có ý gì đâu ạ. Chị đồng ý tha lỗi cho em chị nhé.

c. Xin lỗi chân thành gửi đến vợ

- Anh không phải là người tốt nhất trên thế giới này, nhưng tình yêu của anh dành cho em thì hơn tất cả những người khác. Hãy trân trọng nó và quay lại bên anh em nhé!

- Em hãy chấp nhận lời xin lỗi của anh nhé. Anh muốn ở bên cạnh em, em đừng xa lánh anh.

- Em có thể đánh anh, mắng anh, đến khi nào em cảm thấy nhẹ lòng hơn. Nhưng tuyệt đối đừng rời xa đôi bàn tay này nhé. Anh vẫn thực hiện lời hứa như ngày đầu hẹn hò, sẽ vẫn nắm chặt tay em dù thế nào đi nữa. Vì nếu chỉ cần 1 người giữ thì ta vẫn còn hy vọng. Anh xin lỗi, vì đã làm giọt nước mắt lăn trên gương mặt xinh đẹp.

- Vợ yêu, em biết anh yêu em nhiều như thế nào đúng không? Khi tỉnh táo lại, anh nhận ra rằng mình đã khiến em buồn. Xin em tha thứ cho anh, anh hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

- Tình yêu của anh! Khi thấy em khóc, anh đã liên tục nói xin lỗi, và đến lúc này, anh vẫn muốn xin lỗi em vì hành động dại dột của mình. Anh hứa với em rằng anh sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm một lần nữa. Anh sẽ rất hạnh phúc nếu em tha thứ cho anh.

d. Xin lỗi chân thành gửi đến bố mẹ

- Con không nên cư xử như vậy đúng không mẹ? Giờ này, chắc mẹ còn giận con lắm phải không? Nhưng mẹ ơi, con biết con sai rồi, là con hồ đồ, là con nông cạn. Nhưng biết sai và sửa thì không phải đồ bỏ đi đúng không mẹ? Mẹ cho con xin lỗi mẹ nhé. Mẹ đừng giận con nữa mà.

- Sự im lặng của bố mẹ chính là hình phạt lớn nhất dành cho con trong những ngày này. Con cảm thấy rất buồn nhưng con đáng nhận được điều đó. Bây giờ con đã hiểu ra mọi chuyện, con thấy mình sai rồi, bố mẹ cho con xin lỗi nha. Con hứa sẽ không có lần sau nữa đâu ạ.

- Ba mẹ ơi! Ba mẹ đừng mãi bận tâm về con, ba mẹ hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe, sống cho bản thân mình ba mẹ nhé. Con biết mình sai ở đâu rồi nhưng ba mẹ cứ tin ở con nhé. Con sẽ cố gắng để vượt qua thử thách lần này, để không làm ba mẹ phải thất vọng về con thêm một lần nào nữa. Con xin lỗi ba mẹ nhiều!

- Ba à! Con lại làm ba giận nữa rồi. Mỗi lần ba giận là không khí trong nhà lại lặng im, buồn não nề. Con không biết nói gì hơn, con không bao biện cho lỗi lầm của mình, con biết con sai thật rồi ba ạ. Ba hãy tha thứ cho con thêm một lần ba nhé. Nếu được, ba hãy cười lên nhé ba.

- Cả cuộc đời dành trọn cho con. Cả cuộc đời hi sinh, không dám ăn, không dám mặc để con được đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa. Thời gian đã bào mòn nhiều thứ, đã lấp đầy những vết chai sạn lên bàn tay gầy rộc của cha mẹ, đã làm đôi mắt ấy mờ dần đi, làm đôi bàn tay, đôi bàn chân ấy chậm chạp thêm nữa. Con xin lỗi, xin lỗi và cảm ơn cha mẹ vì tất cả những gì cha mẹ đã làm cho con.

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 11/06/2022