logo

Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Câu hỏi: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Trả lời:


Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu: Đoạn văn 1

Tú Xương là một nhà văn sáng trong thời kỳ đất nước bị giặc Pháp đô hộ. Có lẽ vì vậy mà ông thấu hiểu được tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ. Ông đã thể hiện nỗi niềm xót thường và căm thù tội ác tàn bạo của thực dân Pháp bằng những câu thơ đanh thép qua bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”. Bài thơ gửi gắm nỗi suy tư, trăn trở của tác giả với ca từ mang tính trào phúng ấn tượng. Hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Âm oe quan trường miệng thét loa”. Tác giả đảo từ “lôi thôi” lên đầu cầu giúp ta hình dung ngay được bối cảnh lếch thếch, kém gọn gàng của các sĩ tử. Vốn xưa nay sĩ tử đi thi đều là những người tài giỏi, có học thức cao rộng với dung mạo điểm tĩnh, tao nhã của người chăm chỉ đèn sách. Ấy thế mà sĩ tử trong thơ của Tú Xương lại trở nên bôi bác, tủi nhục khi đi thi mà không thấy cầm sách bút. Chỉ thấy “vai đeo lọ”, cái lọ nước để cảm theo trên đường đi thi. Bên cạnh đó, từ "Ậm oe” cũng được đảo lên đầu câu đạp vào mắt ta cảnh quan trường nhốn nháo, mất đi vẻ trang nghiêm của lũ quan bất tài. Vì các sĩ tử họ phải “thét loa" không khác gì chợ búa, từng câu nói uy nghi nay cũng trở nên “âm oe” chẳng thốt nên lời. Toàn bộ bối cảnh trên cho ta thấy rõ được sự xuống cấp, mục nát của xã hội thời bấy giờ.

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu: Đoạn văn 2

Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Tú Xương à bài thơ phản ánh rõ nét hiện thực suy tàn của đời sống nhân dân Việt Nam ta dưới thời thống trị của thực dân Pháp. Với nghệ thuật trào phúng đặc sắc, Tú Xương cho độc giả thấy được bố cảnh nhố nhăng, mất quy củ của kì thi quốc gia lúc bầy giờ. Ấn tượng nhất chính là hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Âm oe quan trường miệng thét loa” với thủ pháp đối làm nổi bật hình ảnh trốn trường thi như một cái chợ. “Lôi thôi” được đặt lên đầu câu để nhấn mạnh sư vô kỉ luật, không có ý thức của các sĩ tử. Đáng nhẽ sĩ tử phải là người học xa trông rộng, trang nghiêm, nho nhã mà nay lại trở nên lôi thôi, đi thi không đem theo sách vở mà chỉ có cái lọ trên vai. Các sĩ tử không còn vẻ thư sinh tri thức thì những vị quan cũng không còn giữ được nét tôn nghiêm. Chính vì sự nhốn nháo của các sĩ tử, quan trường phải dùng loa “thét” lên, giọng nói “ậm oe” không còn uy nghiêm như trước. Toàn cảnh cho ta thấy những con người vốn là tiếng thơm muôn đời nên trở nên ô uế, hống hách, điển hình cho xã hội suy tàn, xuống cấp trầm trọng.


Phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu: Đoạn văn 3

Tú Xương là một nhà thơ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đau thương nhất của đất nước khi phải đối mặt với cuộc xâm lược và thống trị của Pháp. Thơ của ông không chỉ là lời than vãn về những đau khổ của người dân miền Nam mà còn là lời tố cáo một cách sâu sắc những tội ác đen tối của bọn thực dân. Trong đó, bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một tác phẩm trào phúng mà em ấn tượng nhất. Từ “lôi thôi” ở đầu câu thể hiện được vẻ lềch thếch, không gọn gàng của các thí sinh đi thi đều đeo trên vai lọ chai lỉnh kỉnh. Trong khi những người đọc sách, những người thường xuyên đến thư viện lại luôn tao nhã, chỉn chu. Điều đó cho thấy sự xuống cấp của xã hội nơi mà cả quan trông thi lẫn sĩ tử đi thi đều mất đi vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước đây. Thay vì trang trọng, đứng đắn như lễ tang, đám quan thí sinh lại hỗn loạn, ồn ào trong trường thi. Sĩ tử đi thi với lội thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi. Còn quan trông thi thì với miệng hống hách, quát tháo, không ai thèm để ý đến tinh thần trang trọng của một kì thi quan trọng như thế. Từ miêu tả “ậm ọe” được đặt lên đầu câu, cho thấy được sự bất tài của đám quan trông trường thi, chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Bài thơ của Tú Xương không chỉ đơn thuần là tố cáo sự suy đồi của xã hội, mà còn là lời mỉa mai châm biếm đến đám quan thí sinh thiếu trách nhiệm, vô trung, đối với truyền thống văn hóa của đất nước.

>>> Tham khảo: Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 trang 82, 83 Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 28/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023