logo

Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Câu hỏi: Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Trả lời:


Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực: Mẫu số 1

Thủ pháp đối trong hai câu thực có tác dụng làm nổi bật lên khung cảnh đáng cười cũng đáng chê trách. Từ “lôi thôi” trong câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” được đổi lên đầu câu nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về sự bôi bác, thiếu ý thức của sĩ tử. Họ chẳng thấy cầm theo sách vở, bút viết mà chỉ có chiếc lọ trên vai, họ quá coi thường kì thi này. Câu thơ sau cũng được đảo ngữ “Ậm ọe” lên đầu làm nổi bật hình ảnh quan trường “miệng thét loa”. Vẻ trang nghiêm, yên tĩnh của trường thi nãy đã bị phá vỡ bởi sự lố lăng, vô tổ chức của sĩ tử khiến quan cũng phải thét lên. Tác giả sử dụng thủ pháp đối rất tài tình nêu bật lên hai hình tượng tâm điểm của trường thi. Trường thi nay trở nên ô uế, náu loạn khi sĩ tử thì lôi thôi, quan trường thì chẳng còn nghiêm trang, từ tốn mà thét loa ậm ọe.

Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực: Mẫu số 2

Hai câu thơ thực được tác giả sử dụng thủ pháp đối nhằm nhắn mạnh phê phán khung cảnh của kỳ thi quốc gia. Kỳ thi đã không còn được trang nghiêm như trước, giờ đây nó không khác gì cái chợ. Đảo từ “lôi thôi” lên đầu cầu nhằm lột tả rõ nét sự lôi thôi nhếch nhác của sĩ tử, đánh mất đi vẻ nho nhã, thư sinh thuở nào. ai đời đi thi lại chỉ cầm theo lọ nước, không có sách vở, không có bút viết, ung dung như đi chơi mà không coi trọng kỳ thi sẽ quyết định cuộc đời mình. Từ “Ậm ọe” cũng được đảo lên đầu để lên án vẻ kệch cỡm, đáng cười của quan trường trước sự nhốn nháo của sĩ tử, quan phải ậm ọe thét loa, không còn nét trịnh trọng vốn có.


Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực: Mẫu số 3

Nhà thơ Tú Xương đã sử dụng tài năng biếm họa của mình để miêu tả cảnh thi cử nhộn nhạo, đầy chua chát. Trong hai câu thơ thực, ông biến sĩ tử và quan trường thành những nhân vật chính của bức tranh thực tế: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa”. Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu thơ, nhấn mạnh sự nhếch nhác, lộn xộn của sĩ tử đi thi. Bức tranh này phản ánh được sự khốn khó của người dân Việt Nam trong thời kỳ đế quốc Pháp thống trị, cũng như sự bất tài của đám quan trông trường thi.

Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực: Mẫu số 4

Tú Xương đã sử dụng đảo ngữ để tạo ra một cảnh hài hước, chua chát trong hai câu thơ thực miêu tả sĩ tử và quan trường trong trường thi:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Bức tranh này không chỉ miêu tả được sự lộn xộn, ồn ào trong trường thi, mà còn phản ánh sự suy đồi của xã hội phong kiến Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp. Nhà thơ Tú Xương đã thành công khi đưa ra được cái nhìn châm biếm về những người có thẩm quyền và những người đi thi.


Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực: Mẫu số 5

Nhà thơ Tú Xương với biệt tài “thần thơ thánh chữ” đã lột tả rất tài tình hình ảnh của sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ. Ậm ọe quan trường miệng thét loa.” Những từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu để nhấn mạnh sự nhếch nhác của các sĩ tử đi thi với cái lọ nước uống còn quan trường thì giọng như mửa, vì đông vì đồn hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Nhà thơ Tú Xương còn tỏ ra rất bức xúc và khinh thường trước thái độ của các quan trường trong trường thi. Trong bối cảnh thực dân, trường thi không còn là nơi tôn nghiêm và nền nếp như trước nữa, khiến cho các giám khảo và quan trường cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.


Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực: Mẫu số 6

Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” của nhà thơ Tú Xương là một cảnh hài hước, chua chát. Nhà thơ đã đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu để gây ấn tượng về sự nhếch nhác của các sĩ tử. Những người đi thi trước đây đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu, tuy nhiên, các sĩ tử trong thời buổi thực dân lại trông rất lôi thôi, với cái lọ nước uống cùng đường xa. Điều này cho thấy sự xuống cấp của toàn xã hội, và trường thi cũng không còn là nơi tôn nghiêm như trước. Còn đối với quan trường, nhà thơ Tú Xương đã sử dụng từ “ậm oẹ” để miêu tả giọng của họ. Điều này cho thấy trường thi đã trở nên quá ồn ào, ồn ào như chợ búa, không còn phong cách trịnh trọng của một kì thi quốc gia.

>>> Tham khảo: Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 trang 82, 83 Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023