Thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản với hành động bóp nát quả cam đã thể hiện tinh thần kiên quyết không khoan nhượng với kẻ thù. Đây được xem là một chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của Nguyễn Huy Tưởng. Qua việc Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam chúng ta sẽ làm sáng tỏ được phẩm chất anh hùng của nhân vật này.
Tháng 10/1285, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên, vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản lúc này mới 16 tuổi nên không cho dự bàn. Trần Quốc Toản cảm thấy vô cùng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam vua ban và đã bóp nát lúc nào không biết. Lúc mở bàn tay ra chỉ còn trơ bã, quả cam đã nát bét. Chi tiết bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản là một chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm. Hành động này thể hiện tinh thần kiên quyết không khoan nhượng với quân xâm lược, một trái tim nóng ấm và một cái đầu lạnh. Chi tiết chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của cậu thanh niên trẻ tuổi trước họa ngoại xâm. Từ sau hành động đó Hoài văn hầu đã chọn cho mình cách hành xử đúng đắn, chàng tự mình đứng lên chiêu binh mãi mã. Dũng cảm lao vào trận chiến để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ lãnh thổ của dân tộc. Có thể nói đây là chi tiết tiền đề cho hàng loạt những chuỗi hành động yêu nước của chàng thanh niên trẻ tuổi sau này.
Giặc Nguyên Mông có ý định quay trở lại xâm lược nước ta, triều đình có nhiều kế sách khác nhau. Người thì bàn hoà, người thì bàn đánh. Lúc này Trần Quốc Toản chỉ mới 16 tuổi nên không được vua cho bàn việc nước. Cậu thanh niên trẻ tuổi biết có hội nghị Diên Hồng trên bến Bình Than và nghe được có nhiều phe bàn hòa với giặc nên vô cùng căm phẫn. Hoài văn Hầu đã làm trái ý vua, xông lên thuyền tâu vua đòi đánh địch. Để khen cho tinh thần yêu nước, kiên quyết không khoan nhượng với kẻ thù của Hoài văn hầu vua đã ban cho chàng quả cam rồi cho lui xuống. Từ trên thuyền xuống bến, Trần Quốc Toản vô cùng căm hận bọn giặc cùng bè lũ bán nước cầu hoà. Đôi bàn tay của chàng đã bóp nát quả cam chỉ còn trơ bã lúc nào cũng không hay. Chi tiết cho thấy ý chí căm thù giặc sục sôi của cậu thanh niên trẻ tuổi. Qua đó cũng thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của thế hệ thanh thiếu niên triều đại nhà Trần. Từ sau hành động bóp nát quả cam đó, Trần Quốc Toản đã tự mình chiêu binh mãi mã, cầm quân để đánh giặc, lập lên nhiều chiến công hiển hách cho dân tộc. Điều đó đã thể hiện phẩm chất tuyệt đẹp của chàng thanh niên trẻ tuổi.
Đọc “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của Nguyễn Huy Tưởng hẳn người đọc không thể nào quên được chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Có thể xem đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm này. Hoài văn bóp nát quả cam ở đâu? trong hoàn cảnh nào? và chi tiết này có ý nghĩa gì? Đó là vào tháng 10/1285, khi vua quan đang họp bàn trên thuyền về việc đánh hay cầm hòa với giặc Mông Nguyên, Trần Quốc Toản mới 16 tuổi nên không được tham dự hội nghị. Đứng từ xa khi nghe có ý định cầm hoà của một số bè lũ quan lại, trong lòng Trần Quốc Toản vô cùng căm tức. Chàng xông lên trên thuyền và bị chặn lại. Mặc binh lính đang kề dao vào cổ chàng tâu vua xin được đánh, không thể cầm hoà. Khen cho tinh thần quả cảm, quyết chiến đấu với giặc ngoại xâm của chàng vua đã ban cho chàng quả cam quý và mời chàng về. Trên đường xuống thuyền vì căm tức bọn giặc và bè lũ cầm hoà Trần Quốc Toản đã tức giận bóp nát quả cam. Chi tiết cho thấy ý chí căm thù giặc sục sôi, tinh thần mạnh mẽ quyết không khoan nhượng kẻ thù của chàng thiếu niên trẻ. Từ sau hành động đó Trần Quốc Toản đã chọn cho mình con đường đi đúng đắn, thể hiện hào khí của thanh niên đời Trần. Lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” của chàng chính là ngọn cờ chỉ lối cho những thành công vang dội của chàng trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược.
-----------------------------------------
Trên đây, Toploigiai đã hướng dẫn Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm, góp phần thể hiện đậm nét tính cách của nhân vật Trần Quốc Toản.