logo

Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ mưa của Nguyễn Diệu

Bài thơ mưa của Nguyễn Diệu  là một trong những bài thơ hay về mưa. Với các khổ ngắn và những câu 4 chữ. Nội dung giản dị và gần gũi, đây được đánh giá là một trong những bài thơ cho hay và phổ biến nhất. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mưa, Toploigiai đã mang đến bài văn mẫu Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ mưa của Nguyễn Diệu, mời các bạn tham khảo.


1. Dàn ý Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ mưa của Nguyễn Diệu

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Khi đọc bài thơ chúng ta có những cảm xúc gì? Những cảm xúc ấy đã để lại ấn tượng như thế nào đối với chúng ta.

- Bài thơ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chúng ta.

=> Khẳng định lại giá trị nội dung cũng như cảm xúc của chúng ta khi đọc bài thơ mưa của tác giả Nguyễn Diệu.

>>> Tham khảo: Đọc hiểu văn bản Mưa


2. Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ mưa của Nguyễn Diệu

Mẫu số 1:

Khi nhắc đến tác giả Nguyễn Diệu chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bài thơ Mưa đầy dí dỏm và hài hước. Khi được đọc bài thơ Mưa, em đã cảm thấy vô cùng thích thú bởi chất thơ của tác giả vô cùng phù hợp với một người yêu thích mưa như em. Tác giả Nguyễn Diệu đã miêu tả vô cùng chi tiết cách mà hạt mưa rơi xuống. Từng hạt cứ lần lượt rơi, không chen lấn xô đẩy nhau. Âm thanh của những hạt mưa nghe rất êm tai khiến chúng ta cảm thấy vô cùng dễ chịu. Mưa rơi trên sân, trên lá giúp cây cối tươi tốt và cuốn sạch mọi bụi bẩn như cách mà chúng ta lau nhà. Những cơn mưa ấy như một người bạn thân thiết với chúng ta vậy. Chắc hẳn nhiều người thắc mắc rằng không biết mưa có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta. Và bài thơ Mưa đã phần nào giải đáp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thắc mắc ấy. Ngoài việc tưới tắm cho cây cối, rửa trôi bụi bặm ngoài không khí như tác giả Nguyễn Diệu nêu ra thì mưa còn vô vàn những tác dụng khác. Sau những cơn mưa thì không khí luôn mang một hương thơm nhè nhẹ của thiên nhiên rất dễ chịu và không khí cũng không bị khô giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu. Mưa cũng loại bỏ một lượng lớn vi khuẩn trong không khí giúp không khí trở lên trong lành hơn. Cũng qua đây, tác giả đã cho chúng ta thấy đẹp vẻ đẹp của những cơn mưa. Một vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cũng phải biết trân quý người bạn này.

Mẫu số 2:

Mưa là một hiện tượng của tự nhiên vô cùng có ích cho thiên nhiên cũng như con người. Theo như những lời thơ của tác giả Nguyễn Diệu đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của những hạt mưa. Mưa như những người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta không thể tách rời. Từng hạt mưa đua nhau rơi xuống nhưng lại rơi một cách có trật tự và hệ thống. Chúng xếp hàng lần lượt, hạt trước hạt sau rơi chứ không chen lấn xô đẩy. Có thể thấy rằng những hạt mưa như những đứa trẻ ngoan, lúc nào cũng xếp hàng thật ngay ngắn và gọn gàng. Không những vậy, tác giả Nguyễn Diệu còn sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả hoạt động của mưa. Chúng vẽ trên sân, dàn trên lá, nâng cánh hoa, gọi chổi biếc và rửa sạch bụi. Mưa rơi trắng xóa tạo thành những bong bóng vô cùng xinh đẹp. Chúng ta cũng coi mưa như một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hay như một nốt nhạc để hòa vào cùng âm thanh của thiên nhiên. Người bạn ấy luôn giúp chúng ta có một cuộc sống muôn màu muôn vẻ, tràn trề sức sống. Khi trời mưa, không khí trở lên trong lành hơn, cây cối thì được tắm mát. Ngoài ra mưa còn vô vàn những lợi ích khác mà chúng ta không thể kể hết được. Qua đây, tác giả cũng muốn chúng ta nhận thực được tầm quan trọng của mưa. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường để được hưởng thụ những cơn mưa mát mẻ nhất.

Mẫu số 3:

Bài thơ Mưa của tác giả Nguyễn Diệu là một bài thơ với giọng thơ vô cùng tinh nghịch và dí dỏm. Với những lời thơ dí dỏm ấy đã giúp cho tác phẩm phù hợp cho mọi lứa tuổi. Phải chăng Nguyễn Diệu cũng là một người thích mưa nên đã sáng tác ra bài thơ này để cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của cơn mưa ấy. Một cơn mưa mang theo âm điệu tí tách chứ không ồn ào khiến chúng ta khó chịu. Nhiều người thường nghe tiếng mưa để giải tỏa áp lực của bản thân. Trong tác phẩm này những hạt mưa đã rơi một cách có quy luật. Từng hạt rơi một và xếp hàng lần lượt chứ không xô đẩy nhau. Tác giả cũng sử dụng biện pháp nhân hóa để nhân hóa hạt mưa ấy như một người bình thường. Nó cũng có những hành giống như con người là vẽ, dàn, nâng và gọi. Có thể thấy rằn, mưa không khác gì một người bạn tri kỉ đối với chúng ta. Nó cũng như nốt nhạc giúp cuộc sống của chúng ta trở nên hài hòa hơn và không bị tẻ nhạt. Qua bài thơ này tác giả Nguyễn Diệu cũng muốn chúng ta biết được tác dụng vô cùng to lớn của những cơn mưa. Mưa giúp cho không khí trong lành hơn, cây cối cũng tươi tốt hơn. Ngoài ra mưa còn góp phần to lớn vào việc cung cấp nước cho các ao, hồ, sông, suối và mạch nước ngầm cùng những vai trò quan trọng khác. Vì vậy tác giả cũng muốn nhắn nhủ chúng ta rằng phải biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm.

--------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang lại cho các bạn bài văn mẫu về chủ đề Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ mưa của Nguyễn Diệu. Hi vọng với bài văn mẫu này sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 06/11/2022 - Cập nhật : 04/09/2023

Tham khảo các bài học khác