logo

Viết cấu hình Electron z = 26

Câu trả lời chính xác nhất: Cấu hình electron, hay cấu hình điện tử, nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng. Nguyên tử sắt (Fe) có z=26. Vậy cấu hình electron z = 26 là 1s22s22p63s23p63d64s2, 2e ngoài cùng , nguyên tố d, kim loại.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Viết cấu hình electron z = 26 cũng như electron, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, các bạn hãy cùng tham khảo để mở rộng hành trang tri thức của mình nhé.


1. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử

Viết cấu hình electron z 26

* Nguyên lý Pauli: Trên 1 obitan có tối đa 2e và 2e này chuyển động tự quay khác chiều nhau:

Viết cấu hình Electron z = 26

* Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.

* Quy tắc Hund: Trong 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và có chiều tự quay giống nhau.

Ví dụ:

Viết cấu hình Electron z = 26

* Trật tự các mức năng lượng nguyên tử: Trong nguyên tử, các electron trên các obitan khác nhau, nhưng cùng 1 phân lớp có mức năng lượng như nhau. Các mức năng lượng nguyên tử tăng dần theo trình tự:

   1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p

>>> Tham khảo: Giải thích hiện tượng nhiễm điện âm của một quả cầu kim loại do tiếp xúc bằng thuyết electron


2. Lớp electron và phân lớp electron

* Lớp electron

- Gồm những electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

- Các electron phân bố vào vỏ nguyên tử từ mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao (từ trong ra ngoài) trên 7 mức năng lượng ứng với 7 lớp electron:

Mức năng lượng n 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q

* Phân lớp electron

Các electron trên cùng một phân lớp có mức 2 năng lượng bằng nhau.

Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường s, p, d, f

Các electron ở phân lớp s được gọi là electron s, electron ở phân lớp p gọi là electron p,…

Ví dụ:

Lớp thứ nhất (lớp K, n = 1) có một phân lớp, đó là phân lớp 1s;

Lớp thứ hai (lớp L, n = 2) có hai phân lớp, đó là các phân lớp 2s và 2p

Lớp thứ ba (lớp M, n = 3) có 3 phân lớp, đó là các phân lớp 3s. 3p, 3d

>>> Tham khảo: Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải


3. Cấu hình electron nguyên tử

a. Cấu hình electron nguyên tử là gì?

Viết cấu hình Electron z = 26

Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

* Cách viết cấu hình electron nguyên tử được quy ước như sau:

Số thứ tự lớp electron được ghi bằng các chữ số 1, 2, 3,…

Phân lớp được biểu diễn bằng các chữ cái thường như s, p, d, f

Số electron trong một phân lớp được ghi bằng số phía trên bên phải của phân lớp ấy như s2, p6…

* Cách viết cấu hình electron nguyên tử bao gồm các bước:

- Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử.

- Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…) và tuân theo quy tắc sau:

 Phân lớp s chứa tối đa 2 electron;

 Phân lớp p chứa tối đa 6 electron;

 Phân lớp d chứa tối đa 10 electron;

 Phân lớp f chứa tối đa 14 electron.

– Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

b. Ví dụ: Viết cấu hình electron z = 26

Nguyên tử sắt (Fe) có z=26.

Vậy cấu hình electron z = 26 là 1s22s22p63s23p63d64s2, 2e ngoài cùng , nguyên tố d, kim loại.


4. Đặc điểm lớp electron ngoài cùng

Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố. Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có những đặc điểm chung sau đây:

Có nhiều nhất là 8 electron.

Các nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng (ns2np6) và nguyên tử Heli (1s2) đều rất bền và hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học.

Các nguyên tử có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng không tham gia vào các phản ứng hóa học (trừ 1 số điều kiện đặc biệt) vì cấu hình electron của các nguyên tử này rất bền. Đó là các nguyên tố khí hiếm chỉ có một nguyên tử.

Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử  của các nguyên tố kim loại, ngoại trừ H, He và B.

Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.

Như vậy, khi biết cấu hình electron của nguyên tử có thể giúp chúng ta dự đoán được loại nguyên tố.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Viết cấu hình electron z= 26 và mang tới cho các bạn bài mở rộng về electron. Hi vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn mở rộng hành trang tri thức của mình. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022