logo

Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Kí hiệu là sự vật được nhận thức thông qua cảm giác, cho phép kết luận về sự tồn tại hoặc về tính chân thực của một sự vật khác có liên hệ với nó. Kí hiệu có các hình thái khác nhau mang các tên gọi khác nhau: tín hiệu, dấu hiệu, biểu trưng... Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó.

Các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu kĩ hơn về câu hỏi Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành? Cùng với Những quy tắc an toàn và những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành qua bài mở rộng sau đây nhé.


1. Kí hiệu là gì?

Kí hiệu là sự vật được nhận thức thông qua cảm giác, cho phép kết luận về sự tồn tại hoặc về tính chân thực của một sự vật khác có liên hệ với nó. Xét dưới góc độ khoa học (kí hiệu học) thì KH là một sự vật mang ba đặc điểm: chỉ ra hay biểu thị một cái gì đó; mang một nghĩa bên trong; có khả năng tạo ra một tác động về mặt nhận thức đối với người tiếp nhận nó.

Kí hiệu có các hình thái khác nhau mang các tên gọi khác nhau: tín hiệu (tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu giao thông, bưu điện...), dấu hiệu (nhìn thấy trong thiên nhiên, trên cơ thể con người... và báo cho biết một cái gì đó), hình hiệu ( tượng, tranh, các bảng vẽ quảng cáo...); biểu trưng (vd: lá cờ gợi lên ý niệm hoặc hình ảnh của tổ quốc, dấu chữ thập đỏ gợi lên ý cứu thương, cấp cứu, làm việc từ thiện, vv.). KH nói chung và đặc biệt là các loại KH được sử dụng trong giao tiếp xã hội (trong đó có ngôn ngữ) là đối tượng của nhiều môn khoa học như kí hiệu học, ngôn ngữ học, lí thuyết thông tin, biểu trưng học, động tác học, thi pháp học, vv.


2. Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành

* Một số kí hiệu trong phòng thực hành:

Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành

* Ý nghĩa của mỗi kí hiệu trong hình

a. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất dễ cháy

Khí dễ cháy, loại 1

Bình xịt dễ cháy, loại 1, 2

Chất lỏng dễ cháy, loại 1, 2, 3

Chất rắn dễ cháy, loại 1, 2

Các chất tự phản ứng và hỗn hợp, loại B, C, D, E, F

Chất lỏng pyrophoric, loại 1

Chất rắn pyrophoric, loại 1

Các chất tự sưởi ấm và hỗn hợp, các loại 1, 2

Các chất và hỗn hợp có tiếp xúc với nước, phát ra khí dễ cháy, loại 1, 2, 3

Peroxit hữu cơ, loại B, C, D, E, F

b, Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất ăn mòn

Ăn mòn da, loại 1A, 1B, 1C

Tổn thương mắt nghiêm trọng, loại 1

c, Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc môi trường

d, Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc sinh học

e, Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Nguy hiểm về điện

g, Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Hóa chất độc hại

h, Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Chất phóng xạ

i, Biển cảnh báo cấm: Cấm sử dụng nước uống

k, Biển cảnh báo cấm: Cấm lửa

l, Biển chỉ dẫn thực hiện: Nơi có bình chữa cháy

m, Biển chỉ dẫn thực hiện: Lối thoát hiểm

* Dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ bởi vì mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc rất dễ nhận biết và dễ gây được chú ý.


3.  Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành

Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành

Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó.


4. Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành

Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành

* Trang phục

Nên mặc quần dài và sử dụng loại giày kín mũi.

Tránh những trang phục làm bằng loại vải dễ bắt lửa.

Tháo trang sức và các loại phụ kiện không cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thao tác trong phòng thực hành.

Có thể sử dụng loại tạp dề chống hóa chất nếu người dùng làm việc với các dung dịch phản ứng dễ bắn hoặc dễ bay hơi.

Sử dụng mắt kính bảo hộ và găng tay y tế trong quá trình thao tác.

Không nên sử dụng kính áp tròng trong phòng thí nghiệm.

Sử dụng loại khẩu trang y tế để bảo hộ nếu cần thiết.

* Một số quy tắc an toàn khác trong phòng thực hành

An toàn

Không an toàn

a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, …)

d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.

e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.

g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.

h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.

b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.

c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.

-----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua phần tìm hiểu câu hỏi Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành và một số kiến thức mở rộng về Những quy tắc an toàn và những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 02/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads