logo

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

Câu trả lời đúng nhất: Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

Để hiểu rõ hơn về quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A, Toploigiai mời các bạn đọc bài viết sau


1. Khái niệm liên kết hóa học

- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn

- Khi tạo thành liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm

- Trong các phản ứng hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết (electron hóa trị) 

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

>>> Tham khảo: Các nguyên tố nhóm a trong bảng tuần hoàn là


2. Quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

Quy tắc Octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

- Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Vì các khí hiếm (trừ helium) đều có 8 electron lớp ngoài cùng nên quy tắc này được gọi là quy tắc octet

Ví dụ:

- Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị, mỗi nguyên tử cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

- Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử H2O, nguyên tử hydrogen có 1 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị, mỗi nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và nguyên tử oxygen cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet.

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

 - Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử MgO, nguyên tử Mg có 2 electron hóa trị, nguyên tử O có 6 electron háo trị, nguyên tử Mg nhường 2 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử O nhận 2 electron tạo thành hạt mang điện tích âm. Các hạt này đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet và có điện tích trái dấu nên hút nhau

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

3. Ví dụ về Quy tắc Octet

Một ví dụ điển hình về quy tắc bát phân là clo, có bảy electron ở lớp vỏ ngoài cùng và liên kết dễ dàng. Clo có thể liên kết với các nguyên tố như argon nên nó có thể đạt được 8 electron và thực hiện quy tắc bát phân.

Quy tắc octet cũng có thể được mô tả như là thước đo khả năng xảy ra liên kết hóa học giữa các nguyên tử. Quy tắc octet cũng nói rằng các nguyên tố mất hoặc thêm electron để có được cấu hình electron giống với khí quý gần nhất. Các nguyên tử luôn cố gắng tuân theo quy tắc octet để tìm ra cấu hình electron ổn định nhất.


4. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử F2, CCl4­ và NF3.

* Sự hình thành liên kết trong phân tử F2

Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử F2, nguyên tử fluorine có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử fluorine góp chung 1 electron.

Phân tử F2 được biểu diễn như sau: 

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

Xung quanh mỗi nguyên tử fluorine đều có 8 electron.

* Sự hình thành liên kết trong phân tử CCl4

Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử CCl4, nguyên tử chlorine có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử chlorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà, nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị nên nguyên tử carbon sẽ góp chung với mỗi nguyên tử chlorine 1 electron.

Phân tử CCl4 được biểu diễn như sau: 

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

- Hình thành liên kết trong phân tử NF3

Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử NF3, nguyên tử fluorine có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hoà, nguyên tử nitrogen có 5 electron hóa trị nên nguyên tử nitrogen sẽ góp chung với mỗi nguyên tử fluorine 1 electron.

Phân tử NF3 được biểu diễn như sau: 

Trình bày quy tắc Octet với nguyên tố nhóm A

--------------------------------

Như vậy, Toploigiai đã giải đáp chi tiết câu hỏi Trình bày quy tắc octet với nguyên tố nhóm A, hi vọng các bạn có những kiến thức bổ ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022