logo

Viết 5 7 câu cảm nhận của cá nhân về Chèo cổ

Chèo là loại hình sân khấu đặc sắc của dân tộc ta với ngôn từ bình dị, lối diễn cổ điển ca ngợi cái thiện và niềm tự hào, biết ơn đối với những tấm lòng yêu nước. Bài viết cảm nhận của cá nhân về chèo cổ dưới đây hy vọng sẽ cho các bạn có cái nhìn đẹp đẽ về nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, mời các bạn tham khảo nhé!


Cảm nhận cá nhân về Chèo cổ - Mẫu số 1

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam ta. Nó được lưu truyền qua bao đời nay với những làn điệu ví von đậm đà tính dân tộc đi sâu vào trong đời sống xã hội. Với nét độc đáo trong từng vở chèo có “cái bi” xen lẫn “cái hài” phản ánh mọi khía cạnh trong cuộc sống nhưng vẫn hướng đến một chân lý lạc quan, yêu đời. Từ đó nói lên khát vọng sống mãnh liệt của dân tộc ta và phản ánh niềm tin về điều thiện sẽ luôn chiến thắng điều ác. Đến nay, nghệ thuật chèo cổ phát triển mạnh mẽ trở thành sân khấu chèo văn minh, được đông đảo nhân dân và du khách quốc tế đón nhận.

Viết 5 7 câu cảm nhận của cá nhân về Chèo cổ

Cảm nhận cá nhân về Chèo cổ - Mẫu số 2

Chèo cổ được hình thành từ thế kỷ thứ X và bắt nguồn với âm nhạc và những điệu múa dân gian. Đặc trưng của chèo là những câu chuyện xa xưa nhưng dần dần được cải biến trong lối hát cũng như lối diễn để phù hợp với thời thế hội nhập mà vẫn giữ được cốt cách ban đầu. Chèo thường nói về vẻ đẹp thiên lương của người dân lao động và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người. Từng lời hát chèo mang đậm chất thơ, với hàm ý cô đọng, súc tích, lời ít mà ý hiểu thì nhiều. Đó có lẽ là sức hút vĩnh hằng của chèo cổ. 


Cảm nhận cá nhân về Chèo cổ - Mẫu số 3

Chèo cổ xuất hiện tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 10 với nội dung đi sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống từ những điều bình dị, thân quen những cũng tràn đầy niềm tự hào dân tộc, tấm lòng biết ơn các bậc anh hùng chống giặc ngoại xâm, giành lại giang sơn, bờ cõi. Cõ lẽ vì nội dung đầy nhân nghĩa, tư tưởng sáng ngời mà chèo không vắng mặt trong bất cứ thể loại văn học nào như: sử thi, văn thơ trữ tình, lãng mạn,...Các nhân vật trong chèo thương mang tính ước lệ với lối diễn gắn liền hình tượng văn học của văn chương cổ điển. Những dụng cụ biểu diễn chèo tối thiểu phải có 3 loại nhạc cụ là đàn nhị, đàn nguyệt và đàn bầu, ngoài ra còn có cả sáo, trống, thanh la,....Năm 2019, chèo được UNESCO vinh danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”

>>> Tham khảo: Nghệ thuật chèo đã trải qua những bước phát triển nào?

------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn nêu cảm nhận của cá nhân về Chèo cổ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có được thêm nhiều kiến thức cho mình và học tập tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 11/02/2023 - Cập nhật : 03/07/2023