logo

Chịu thương chịu khó nghĩa là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Chịu thương chịu khó: Ca ngợi phẩm chất cần cù trong lao động, chẳng ngại khó khăn gian khổ, hiền hòa thủy chung trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam ta.

Thành ngữ tục ngữ là những câu rất hay được sử dụng trong cách ăn nói hàng ngày của người Việt Nam, có một số thành ngữ tục ngữ dể hiểu, nhưng cũng có những câu khó hiểu. Chẳng hạn như thành ngữ “Chịu thương chịu khó” cũng khá là dễ hiểu, Toploigiai đã giải thích ở trên. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về thành ngữ trên, cũng như câu hỏi, “Chịu thương chịu khó nghĩa là gì?”, Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu chi tiết sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Tìm hiểu chung về thành ngữ

a. Khái niệm

- Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

- Ví dụ:

+ Một nắng hai sương

+ Rán sành ra mỡ

+ Đâm ba chẻ củ

+ Lên thác xuống ghềnh

+ Nhanh như chớp…

b. Đặc điểm

- Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

- Thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên. Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

Chịu thương chịu khó nghĩa là gì

c. Tác dụng của thành ngữ

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới. Cùng theo dõi ví dụ để hiểu rõ hơn về thành ngữ nhé.

- Ví dụ 1: Lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian nam, vất vả, khó khăn, nguy hiển,…

- Ví dụ 2: Nhanh như chớp chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…

- Ví dụ 3: Khẩu phật tâm xà ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,,..

Như vậy, tác dụng của việc sử dụng thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen cấu tạo nên nó. Đa số hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,… Hay muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì phải hiểu từng yếu tố Hán Việt.

>>> Tham khảo: "Thắt đáy lưng ong" nghĩa là gì?


2. Thành ngữ “Chịu thương chịu khó” nghĩa là gì

- Hiểu một cách đơn giản nhất thì: Chịu thương chịu khó có nghĩa là ca ngợi phẩm chất cần cù trong lao động, chẳng ngại khó khăn gian khổ, hiền hòa thủy chung trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam ta.

Chịu thương chịu khó nghĩa là gì

 - Hiểu trong nhiều ngữ cảnh khác nhau:

+ Chịu thương chịu khó có nghĩa là chăm chỉ, cần mẫn, tần tảo làm ăn không quản gian nan vất vả.

Ví dụ: Một người đàn bà chịu thương chịu khó, nết na.

+ Chịu thương chịu khó có nghĩa là chăm chỉ làm ăn, không ngại khó khăn, vất vả.

Ví dụ: Mấy đứa lên trên đó chịu thương chịu khó mà làm ăn.

+ Chịu thương chịu khó có nghĩa là chăm chỉ, không quản khó nhọc.

- Câu chuyện về chịu thương chịu khó:

Đến mờ mờ sáng, vác cái thân mệt nhọc ra về, bảo phu xe mắc cái áo tơi lên để cho hàng phố khỏi nhìn thấy mặt, có phải đã mấy lần người chồng ấy hé mắt nhìn ra ngoài đã thấy vợ đỗ cái xe nhà ở gốc cây đa ba ngọn, đi chợ thật sớm mua con cá lá rau cho thật tươi, thật rẻ, để cho cơm lành canh ngọt, chồng con vui vẻ, gia đình ấm cúng, thuận hoà?

Ghét không biết chừng nào cái thiếu thời đầy tự ái! Mang tội lỗi cùng mình đến thế, người chồng đã chẳng biết thương người vợ mưa dầu nắng dãi mà lại còn lấy làm hả hê vì đã sống đúng theo lí tưởng của một người chồng kiểu mẫu lúc bấy giờ: vợ phải chịu thương chịu khó, còn chồng thì muốn ăn chơi chè rượu gì, tuỳ ý, vợ không có quyền can thiệp.

>>> Tham khảo: "Làm mình làm mẩy" nghĩa là gì?


3. Một số thành ngữ, tục ngữ có cùng nghĩa với thành ngữ “Chịu thương chịu khó”:

- Một nắng hai sương.

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Góp gió thành bão.

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

- Có chí thì nên.

- Dẫu rằng chí thiễn tài hèn

Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.

- Thua keo này bày keo khác….

-----------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi “Chịu thương chịu khó nghĩa là gì?”. Hy vọng thông qua bài tìm hiểu trên, chúng tôi có thể giúp các bạn học tập tốt hơn.

icon-date
Xuất bản : 19/10/2022 - Cập nhật : 19/10/2022