logo

"Làm mình làm mẩy" nghĩa là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: "Làm mình làm mẩy" là một thành ngữ. Làm mình làm mẩy nghĩa là tỏ thái độ giận dỗi với người thân để phản đối hoặc đòi kì được phải chiều theo ý mình. Ví dụ: Con bé kia hơi tí là làm mình, làm mẩy không chiều được.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi "Làm mình làm mẩy" nghĩa là gì? và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới thành ngữ , Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Thành ngữ là gì?

Làm mình làm mẩy nghĩa là gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ.

>>> Tham khảo: Giải thích câu thành ngữ "Rừng vàng biển bạc"


2. Ví dụ về thành ngữ

a. "Làm mình làm mẩy" nghĩa là gì

"Làm mình làm mẩy" là một thành ngữ. Làm mình làm mẩy nghĩa là tỏ thái độ giận dỗi với người thân để phản đối hoặc đòi kì được phải chiều theo ý mình.

Ví dụ: 

Con bé kia hơi tí là làm mình, làm mẩy không chiều được.

Với vẻ giận dỗi, bực bội để hạch sách, đòi hỏi, phản đối việc gì: Hai vợ chồng cứ động đến chuyện là cãi nhau, nhưng Phượng dù làm mình làm mẩy giận dỗi, rút cục vẫn không làm chuyển được ý của chồng. (Nguyễn Đình Thi).

b. Ý nghĩa một số thành ngữ quen thuộc khác

Dĩ hòa vi quý: Chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.

Đục nước béo cò: Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.

Đừng xem mặt mà bắt hình dong: Phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.

Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ. Từ đó cũng phê phán những người không có kiến thức luôn cho mình là trung tâm và có hiểu biết; chỉ bó buộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá những điều mới mẻ.

Gieo gió gặt bão: Mượn hình ảnh gió và bão để chỉ những người luôn làm điều ác, điều xấu thì sau này sẽ gặp báo ứng, hậu quả, gặp những điều không may mắn thậm chí phải trả giá cực đắt cho những gì mình đã gây ra với người khác.

>>> Tham khảo: Thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?


3. Phân loại thành ngữ

Tuỳ vào mục đích sử dụng, định nghĩa mà thành ngữ được chia thành nhiều loại. Cụ thể:

a. Theo nguồn gốc:

Thành ngữ thuần Việt: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Có mới nới cũ”

Thành ngữ gốc Hán

Ví dụ:

“Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” : Tai họa không chỉ đến một lần, phúc thì không đến lần thứ hai.

“Nhàn cư vi bất thiện”: Nhàn rỗi dễ làm việc không tốt.

b. Theo số lượng thành tố trong thành ngữ:

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…

Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…


4. Đặc điểm của thành ngữ

Làm mình làm mẩy nghĩa là gì

Thành ngữ có các đặc điểm chính như:

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông qua các phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ…

- Thành ngữ mang tính hình tượng, được xây dựng dựa trên các hình ảnh thực tế

- Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ mới có thể giải thích được.

- Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ biểu hiện trên bề mặt ngôn từ mà nó thường mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi "Làm mình làm mẩy" nghĩa là gì? và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới thành ngữ. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 16/10/2022