logo

Vì sao trong nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng tế bào trong quần thể giảm dần?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Vì sao trong nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng tế bào trong quần thể giảm dần?" cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 6 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng tế bào trong quần thể giảm dần?

A. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt

B. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều

C. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều

D. Cả A, B và C

Trả lời

Đáp án đúng: D. Cả A, B và C

Giải thích

Trong nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng tế bào trong quần thể giảm dần vì:

+ Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt

+ Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều

+ Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều


Kiến thức tham khảo về Tế bào 


1. Tế bào là gì?

- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống. Cơ thể người được tạo nên bởi hàng tỉ tế bào. Chúng xây dựng nên các cấu trúc của cơ thể, lấy chất dinh dưỡng từ thực phẩm rồi chuyển hóa thành năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt. Tế bào cũng mang các vật chất di truyền và có thể tự nhân lên.

- Các tế bào có rất nhiều thành phần, mỗi phần thực hiện các chức năng khác nhau. Một số cấu trúc của tế bào được gọi là các bào quan, chuyên thực hiện các chức năng đặc thù trong tế bào.


2. Cấu tạo tế bào 

Vì sao trong nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng tế bào trong quần thể giảm dần?

a. Tế bào chất

Trong tế bào, tế bào chất được tạo thành từ một chất lỏng giống như thạch (gọi là dịch bào) và các cấu trúc khác bao quanh nhân.

b. Khung xương tế bào 

- Khác với tế bào nhân sơ (Prokaryote), bào tương ở tế bào nhân thực (Eukaryote) được gia cố bởi một hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Hệ thống này được gọi là khung xương tế bào (Cytoskeleton).

- Khung xương tế bào có chức năng như một lá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và ở một số loại tế bào.

- Khung xương còn giúp tế bào di chuyển.

c. Mạng lưới nội chất (ER)

Bào quan này giúp xử lý các phân tử được tạo ra bởi tế bào. Mạng lưới nội chất cũng vận chuyển những phân tử đến những nơi chuyên biệt bên ngoài hoặc bên trong tế bào.

d. Bộ máy Golgi của tế bào 

- Bộ máy Golgi (Golgi apparatus) là một bào quan được tìm thấy trong phần lớn tế bào nhân chuẩn, kể cả thực vật và động vật (nhưng không có ở nấm). Cấu trúc này được Camillo Golgi, một nhà giải phẫu học người Ý và phát hiện vào năm 1898 và sau đó được đặt tên theo tên của ông.

- Chức năng chính của bộ máy Golgi là chế biến và bao gói các đại phân tử cho tế bào như protein và lipid.

e. Các lysosome và các peroxisome

Các bào quan này đóng vai trò là trung tâm tái chế của tế bào. Chúng tiêu hóa các vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào bên trong tế bào, loại bỏ các chất độc ra khỏi tế bào và tái chế các hợp chất từ các tế bào bị hư mòn.

g. Ty thể 

- Ty thể (Mitochondrion) là những bào quan phức tạp có chức năng chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng. Chúng có vật chất di truyền riêng, tách biệt với ADN trong nhân và có thể tạo ra các bản sao của chính chúng.

- Bên cạnh chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào, ty thể còn tham gia vào những vai trò quan trọng khác, như truyền nhận tín hiệu, biệt hóa tế bào và chết rụng tế bào, cũng như duy trì việc kiểm soát chu kỳ tế bào và sinh trưởng tế bào.

h. Nhân

Nhân là một trong những phần nổi bật nhất khi nhìn vào ảnh minh họa cấu trúc của tế bào. Nhân nằm giữa tế bào và chứa tất cả các nhiễm sắc thể mang thông tin di truyền. Vì vậy, nhân thực sự là một phần quan trọng cần bảo vệ. Nhân có một lớp màng bao quanh để giữ tất cả các nhiễm sắc thể bên trong và phân biệt giữa các nhiễm sắc thể ở bên trong nhân với các bào quan và thành phần khác bên ngoài nhân. Đôi khi một số vật liệu như ARN cần lưu thông giữa nhân và tế bào chất, do đó trên màng nhân có những lỗ cho phép các phân tử đi vào và ra khỏi nhân. Người ta từng nghĩ rằng màng nhân chỉ cho phép các phân tử đi ra ngoài, nhưng bây giờ bằng chứng cho thấy có một quá trình chủ động đưa các phân tử vào trong hạt nhân.

i. Màng tế bào 

- Màng tế bào (cell membrane), hay còn gọi là màng sinh chất (plasma membrane), là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng.

- Màng tế bào tạo thành bao gồm màng lipid kép được gắn kết với các protein. Màng tế bào có liên quan đến các quá trình của tế bào như là sự liên kết tế bào, độ dẫn ion và tiếp nhận tín hiệu tế bào; ngoài ra còn đóng vai trò như là một bề mặt để kết nối một số cấu trúc ngoại bào gồm thành tế bào, glycocalyx và khung xương nội bào.

- Màng tế bào có thể cho phép các ion, các phân tử hữu cơ thấm qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất ra và vào tế bào.

- Chức năng cơ bản của màng tế bào là bảo vệ tế bào khỏi môi trường xung quanh.

k. Ribosome

Ribosome là một phần của nhà máy sản xuất protein trong tế bào. Bản thân ribosome là một cấu trúc gồm hai tiểu đơn vị liên kết với ARN thông tin. Cấu trúc này hoạt động như một trạm kết nối cho ARN vận chuyển có chứa axit amin sau đó sẽ trở thành một phần của chuỗi polypeptide đang phát triển, cuối cùng trở thành protein.

icon-date
Xuất bản : 14/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022