logo

Cây khoai tây sinh sản bằng gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Cây khoai tây sinh sản bằng gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về sinh sản ở thực vật do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Cây khoai tây sinh sản bằng gì? 

Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.


Kiến thức tham khảo về sinh sản ở thực vật


1. Sinh sản là gì?

- Sinh sản là quá trình sinh học mà các sinh vật đơn lẻ mới - "con đẻ" - được tạo ra từ "cha mẹ" của chúng. Sinh sản là một tính năng cơ bản của tất cả cuộc sống được biết đến; mỗi sinh vật riêng lẻ tồn tại như là kết quả của sinh sản. Có hai hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính.

- Trong sinh sản vô tính, một sinh vật có thể sinh sản mà không có sự tham gia của một sinh vật khác. Sinh sản vô tính không giới hạn ở các sinh vật đơn bào. Nhân bản vô tính của một sinh vật là một hình thức sinh sản vô tính. Bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một bản sao di truyền giống hệt hoặc giống hệt nhau. Sự phát triển của sinh sản hữu tính là một câu đố lớn đối với các nhà sinh học. Chi phí gấp hai lần sinh sản hữu tính là chỉ có 50% sinh vật sinh sản và sinh vật chỉ truyền 50% gen của chúng. 

- Sinh sản hữu tính thường đòi hỏi sự tương tác tình dục của hai sinh vật chuyên biệt, gọi là giao tử, chứa một nửa số lượng nhiễm sắc thể của các tế bào bình thường và được tạo ra bởi meiosis, điển hình là một con đực thụ tinh một con cái cùng loài để tạo ra hợp tử được thụ tinh. Điều này tạo ra các sinh vật con có đặc điểm di truyền có nguồn gốc từ hai sinh vật cha mẹ.


2. Sinh sản vô tính ở thực vật

a. Khái niệm

- Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ

[ĐÚNG NHẤT] Cây khoai tây sinh sản bằng gì?

b. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

- Sinh sản bằng bào tử : có ở rêu, dương xỉ.

- Sinh sản sinh dưỡng : là hình thức sinh sản bằng các bộ phận sinh dưỡng của cây (thân, rễ, lá….). Hình thức sinh sản này có ở khoai tây, chuối, tre, khoai lang, cỏ tranh,…

- Nhân giống vô tính : về bản chất, đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. Hình thức sinh sản này bao gồm ghép chồi, cành ; giâm cành ; chiết cành và nuôi cấy tế bào/mô thực vật. Trong đó, nuôi cấy tế bào/mô thực vật là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

c. Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật

Phương pháp

Cách tiến hành

Ưu điểm

Ví dụ

Giâm cành Cắt một đoạn  thân, cành, lá rễ hoặc ngọn cây cắm hoặc vùi vào đất. Tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng xương rồng, hoa hồng, rau muống, rau ngót, mía,.
Chiết cành Lấy đất bọc xung quanh một đoạn thân hay cảnh đã bóc bỏ lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời cành đem đi trồng. Duy trì các đặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch. Bưởi,….
Ghép cành Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác sao cho ăn khớp với nhau. Phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau. Ghép mắt táo, ghép cành hoa hồng Pháp với gốc thân cây tầm xuân, …
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thế thực vật nuôi  trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo nên cây con hoàn chỉnh.

- Thực hiện trong điều kiện vô trùng.

- Giúp tạo nhanh các giống mới sạch bệnh.

- Đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.

Chuối, hoa lan,…

d. Vai trò 

* Đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài

* Đối với con người

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ con người

- Nhân nhanh giống cây trồng.

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩms

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.


3. Sinh sản hữu tính ở thực vật

a. Khái niệm

Sinh sản hữu tính là hình thức kết hợp giữa 2 tế bào sinh sản có tính đực và cái khác nhau và mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội gọi là các giao tử để hình thành nên hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, rồi phát triển thành cơ thể mới. 

[ĐÚNG NHẤT] Cây khoai tây sinh sản bằng gì? (ảnh 2)

b. Phân loại

- Căn cứ vào kích thước và khả năng chuyển động của các giao tử, người ta phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính sau đây: 

+ Đẳng giao: Là sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái giống nhau về kích thước và khả năng chuyển động, đây là hình thức sinh sản hữu tính đơn giản và thấp nhất và thường gặp ở các loài tảo. 

+ Dị giao: Hai giao tử có kích thước và khả năng chuyển động khác nhau: giao tử đực có kích thước nhỏ, chuyển động nhanh, giao tử cái có kích thước lớn hơn nhưng chuyển động chậm hơn. Hình thức sinh sản này thường gặp ở một số loài tảo. 

+ Noãn giao: Là hình thức sinh sản hữu tính, trong đó giao tử đực có kích thước rất nhỏ, khối lượng của nó chủ yếu là nhân, chất tế bào chỉ còn là một lớp màng mỏng bào xung quanh nhân. Sinh sản hữu tính bằng hình thức noãn giao thường gặp ở tất cả thực vật bậc cao và một số ít thực vật bậc thấp, đây là hình thức sinh sản tiến hóa nhất. 

c. Ý nghĩa sinh học

- Sinh sản hữu tính là quá trình kết hợp của 2 yếu tố khác nhau của 2 cơ thể khác nhau và kết quả là hình thành nên hợp tử, mở đầu cho một thế hệ mới (thế hệ lưỡng bội). 

- Cơ sở di truyền của hợp tử nhất định giàu hơn so với mỗi giao tử riêng biệt hay của mỗi bào tử. Vì vậy, thế hệ con cái sinh ra trong sinh sản hữu tính sẽ đa dạng hơn, dễ biến đổi thích nghi hơn, có sức sống cao hơn so với các hình thức 88 sinh sản khác. 

- Tính biến dị cá thể của nó biểu hiện rõ ràng hơn, cho nên nó dễ tồn tại trong những điều kiện khác nhau, bảo đảm thắng lợi trong chọn lọc tự nhiên, khu phân bố của loài có thể mở rộng và có thể xuất hiện thêm những thứ (varietas) mới. Tất cả những điều kiện ấy sẽ đảm bảo cho sự tiến bộ sinh học của loài. 

=> Như vậy, ý nghĩa sinh học chủ yếu của sinh sản hữu tính là ''cải thiện'' chất lượng và nâng cao khả năng sống của loài

icon-date
Xuất bản : 17/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022