logo

Các loài hoa thụ phấn nhờ gió

Tổng hợp “Các loài hoa thụ phấn nhờ gió” đầy đủ và chi tiết nhất. Vậy hoa thụ phân nhờ gió có đặc điểm gì? Có những loài hoa nào thụ phấn nhờ gió? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!


1. Thụ phấn nhờ gió là gì?

- Thụ phấn nhờ gió (anemophily) là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn được gió phân tán. Các loại hoa thụ phấn nhờ gió thường nhỏ, không có mùi thơm, màu sắc không mấy sặc sỡ, không có tuyến mật, tràng hoa đơn giản hoặc không có. Mày hoa cực nhỏ, tách các mày ra để bao phấn bật tung ra ngoài. Một số loài thực vật thụ tinh nhờ gió là bồ công anh, cây lúa, cây ngô, cây lau, cây trinh nữ, cây phi lao.


2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

- Những cây thụ phấn nhờ gió thường có hoa có đặc điểm: 

+ Hoa tập trung ở ngọn cây

+ Bao hoa thường tiêu giảm

+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng

+ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ

+ Đầu hoặc vòi nhụy dài, nhiều lông

- Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.


3. Các loài hoa thụ phấn nhờ gió

a. Hoa bồ công anh

- Bồ công anh là một loài hoa dại nhỏ bé, mọc thành cụm và trải dọc theo những dải cỏ bên vệ đường. Hoa có hình cầu, màu trắng và sẽ phát tán hạt mỗi khi có gió thổi qua. Không quyến rũ như hoa hồng hay rạng rỡ như hướng dương, bồ công anh mang một vẻ đẹp rất riêng với nét giản dị, dễ thương và mong manh.

Các loài hoa thụ phấn nhờ gió đầy đủ nhất.

b. Cây lúa

- Lúa là cây tự thụ, một bông hoa lúa (sau khi thụ phấn sẽ là 1 hạt thóc) là một bông hoa lưỡng tính có đầy đủ nhị và nhuỵ. Tuy nhiên, quần thể hoa lúa dày đặc và phấn của hoa lúa dễ bay theo gió nên hiện tượng thụ phấn chéo cũng dễ sảy ra trên đồng ruộng.

- Việc nở hoa thụ phấn cũng phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Có giống tiến hành nở hoa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới. tiến hành nở hoa thụ phấn. Khi nở hoa phơi màu, vảy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu mở ra. Khi vỏ trấu vừa hé mở thì bao phấn vỡ ra và hạt phấn rơi vào bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt - quá trình thụ phấn đã hoàn thành. Tiếp sau đó vòi nhị vươn dài ra rất nhanh và đẩy bao phấn ra ngoài vỏ trấu - người ta đó là quá trình phơi màu. Tiếp đó, vòi nhị héo rũ và bao phấn rụng đi. Đến đây quá trình nở hoa thụ phấn đã hoàn thành.

c. Cây ngô

- Việc thụ phấn ở cây ngô hay thao tác giao phấn ở cây ngô vốn nhờ vào gió. Quá trình tung phấn (bông cờ) thường diễn ra trước phun râu từ 2-4 ngày.

Các loài hoa thụ phấn nhờ gió đầy đủ nhất. (ảnh 2)

- Thông thường hoa đực (bông cờ) thường tung phấn trước khi hoa cái (bắp ngô) phun râu vài ngày ngay cả khi điều kiện thời tiết thuận lợi, dinh dưỡng cây trồng đầy đủ. Nếu điều kiện thời tiết bất thuận (nhiệt độ cao, mưa nhiều…), dinh dưỡng kém và đặc biệt là thiếu nước thì thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu càng lớn. Do đó, những hoa cái phun râu sau thường không được thụ phấn đầy đủ do chất lượng phấn kém và số lượng hạt phấn ít nên những hạt ở cuối bắp không hình thành mà thắt đuôi chuột, hoặc bị khuyết hạt. Nếu cây ngô được thụ phấn bổ khuyết thì có thể khắc phục được hiện tượng khuyết hạt, đuôi chuột…góp phần làm tăng năng suất ngô từ 8 - 10%.

d. Cây lau

- Sậy là một loại cây sống lâu năm có phần rễ bò dài và rất khỏe. Thân cây cao tới khoảng 2 – 4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa và có đường kính khoảng 1,5 – 2cm.

- Lá phẳng, nhẵn, hình dải hoặc hình mũi mác, dài khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 1 – 3,5cm. Phần mỏ lá nhọn kéo dài, mép lá ráp, các lá xếp ca nhau và ôm lấy thân ở phía gốc. Lưỡi bẹ có dạng vòng lông ngắn và lá thường khô vào mùa lạnh.

- Hoa mọc thành từng cụm dạng chùy có màu tím hoặc tím nhạt, dàu 15 – 45cm và hơi cong rũ. Phần cuống chung có lông mềm mọc dày đặc ở gốc, phần nhánh rất mảnh. Bông nhỏ mang khoảng 3 – 6 hoa, phần mày rất nhọn, xòe ra khi chín.

Các loài hoa thụ phấn nhờ gió đầy đủ nhất. (ảnh 3)

e. Cây trinh nữ (cây xấu hổ)

- Là loài thực vật thuộc giới thân thảo, lúc nhỏ thân cây mọc thẳng, lá màu xanh tươi. Khi trưởng thành phát triển tỏa ra nhiều nhánh, theo dạng bụi, bò trườn, hoặc bám vào cây khác để leo lên. Nhiều cây có thể phát triển kéo dài đến 2m. Vỏ cây có gai biểu bì, cứng hơn khi trưởng thành. Hoa nở dạng như chùm tua, màu hồng hoặc tím, phát ra từ nách lá. Cây càng lâu năm thì hoa phát ra càng nhiều, chúng được thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió. Hoa thường nở vào mùa hè, nắng ấm.

Các loài hoa thụ phấn nhờ gió đầy đủ nhất. (ảnh 4)

f. Cây phi lao

- Cây Phi Lao là cây gỗ thường xanh, trung bình hay lớn, cao 15-25cm, đường kính 20-40cm hay hơn. Vỏ nâu nhạt, bong thành mảng, thịt nâu hồng. Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây và làm nhiệm vụ quang hợp thay cho lá. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành, dài 1-2mm.

- Hoa đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa đực hình đuôi sóc, gồm rất nhiều hoa đực mọc vòng, không có bao hoa; chỉ gồm 1 nhị, lúc đầu có chỉ ngắn, sau kéo dài; bao phấn 2 ô. Cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn các cành bên; hoa cái cũng không bao hoa, đính vào nách của 1 lá bắc. Bầu 1 ô, 2 noãn, nhưng chỉ một noãn phát triển. Quả tập hợp trong một cụm quả (quả phức) hình bầu dục, hoá gỗ với các lá bắc tồn tại. Hạt 1, không có nội nhũ.

Các loài hoa thụ phấn nhờ gió đầy đủ nhất. (ảnh 5)

- Đây cũng là loại cây chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung.

- Phi lao còn được dùng làm thuốc, rễ cây dùng làm thuốc chữa ỉa chảy và lỵ.

- Các cành và thân phi lao chịu cắt uốn tốt nên nó cũng được sử dụng làm cây cảnh, cây bóng mát và cây bonsai.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022