logo

Vì sao sóng càng gần bờ thì sóng lại càng to?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Vì sao sóng càng gần bờ thì sóng lại càng to?” cùng với kiến thức mở rộng về Biển và đại dương là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: Vì sao sóng càng gần bờ thì sóng lại càng to?

Sóng biển được sinh ra chủ yếu là nhờ gió. Gió ở ngoài biển mạnh hơn so với đất liền, nhưng những con sóng ngoài biển lại nhỏ hơn. Bởi vì khi sóng ở ngoài biển, càng lâu gió càng thổi được nhiều sóng hơn. Khi sóng vào đất liền sẽ to hơn là ở ngoài biển (gió thổi nhiều nên sống càng lâu càng to).


Kiến thức mở rộng về Biển và đại dương 


1. Độ muối của nước biển và đại dương

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35‰.

- Nguyên nhân: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.

- Độ muối của biển nước ta: 33‰

Vì sao sóng càng gần bờ thì sóng lại càng to?

2. Sự vận động của nước biển và đại dương

Có 3 sự vận động chính:

a. Sóng

- Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

- Tác động: Sóng thần gây ra thiệt hại lớn về người và của.

- Một số yếu tố được phân biệt trong cấu trúc của sóng:

+ Tường (mặt / tường) - phần của sóng mà người lướt sóng dành phần lớn thời gian.

+ Môi- đỉnh sóng rơi xuống.

+ Vai- nơi sóng lặng dần.

+ Duy nhất (máng) - tận cùng của làn sóng.

+ Kèn (ống / thùng) - nơi mà nước bao quanh người bao quanh từ mọi phía.

- Sóng gió là chủ yếu trên bề mặt biển và đại dương. Thủy triều, địa chấn, áp suất và sóng tàu không có ảnh hưởng đáng kể đến việc di chuyển của tàu trong đại dương, vì vậy chúng tôi sẽ không đi sâu vào mô tả của chúng. Sóng gió là một trong những yếu tố khí tượng thủy văn chính quyết định sự an toàn và hiệu quả kinh tế của hàng hải, vì sóng chạy trên tàu có thể va vào, làm rung chuyển, va vào mạn tàu, làm ngập boong và các kết cấu thượng tầng, làm giảm tốc độ. Việc ném bóng tạo ra những gót chân nguy hiểm, gây khó khăn cho việc xác định vị trí tàu và khiến thủy thủ đoàn kiệt sức. Ngoài việc mất tốc độ, sự phấn khích gây ra hiện tượng chệch hướng và né tránh của tàu trong một hành trình nhất định, và cần phải chuyển bánh lái liên tục để duy trì nó.

b. Thủy triều

- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân:Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Có 3 loại thủy triều:

+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

- Tác động:

+ Giúp phát triển ngành hàng hải, đánh cá và sản xuất muối.

+ Gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ngập úng.

- Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)

+ Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)

c. Các dòng biển

Vì sao sóng càng gần bờ thì sóng lại càng to? (ảnh 2)

- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

- Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Tác động:

+ Ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật.

+ Gây nhiễu loạn thời tiết.


3. Bài tập

Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Bài làm:

Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:

- Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).

- Lượng bay hơi nước.

- Nhiệt độ môi trường không khí.

- Lượng mưa.

- Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).

- Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

=> Độ muối của biển và đại dương khác nhau.

Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất?

Bài làm:

Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. Hiện tượng đó gọi là nước triều hay thủy triều.

Theo quy luật, mỗi ngày thủy triều lên xuống hai lần. Những ngày thủy triều dao động mạnh nhất là vào những ngày trăng tròn. Còn những ngày trăng lưỡi  liềm đầu tháng hay cuối tháng, thủy triều ít dao động.

Câu 3: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Bài làm:

Những dòng biển thường tác động đến nhiệt độ và khí hậu của vùng đất mà nó chảy qua.

Tùy tính chất của dòng biển mà vùng đất ven biển chịu những ảnh hưởng khác nhau.

Nếu dòng biển đó là dòng biển nóng thì khí hậu vùng đất ven biển sẽ ẩm và mưa nhiều.

Ngược lại nếu dòng biển đó là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2022 - Cập nhật : 25/03/2022