logo

Đường đồng mức là gì?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Đường đồng mức là gì?” cùng với những kiến thức tham khảo về Đường đồng mức là tài liệu đắt giá môn dành Địa lí 6 cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Đường đồng mức là gì?

A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

B. đường biểu diễn độ cao của địa hình.

C. đường nối liền các điểm có cùng một độ sâu.

D. đường cắt ngang một quả núi

Trả lời 

Đáp án: A.đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải qua bài mở rộng về vấn đề trên nhé!


Kiến thức tham khảo về Đường đồng mức


1. Đường đồng mức là gì?

Đường đồng mức hay còn được gọi là đường bình độ, bao gồm các đường tròn lượn sóng được sử dụng trên bản đồ địa hình hai chiều nhằm mô tả độ cao trên mặt đất.

Đường đồng mức là gì?
Đường đồng mức là đường gì?

 

Tùy vào tỷ lệ của bản đồ so với tình hình thực tế mà các khoảng cao có thể là 1m, 5m và 10m. Các khoảng cách thưa hay mau của đường đồng mức ở trong bản đồ địa hình sẽ thể hiện độ dốc hay thoải của vùng địa hình đang được thể hiện trên bản đồ, càng mau thì càng dốc, càng thưa thì sẽ càng thoải.


2. Đặc điểm quy ước Đường đồng mức

Cao độ của một điểm nằm ở khoảng giữa hai đường đồng mức trên bản đồ địa hình, được xác định gần đúng bằng cách dựng từ điểm này một đường vuông góc nhất với cả hai đường đồng mức.

Khoảng cách hai giao điểm của đường này với hai đường đồng mức nói trên, được xem là khoảng cách giữa hai đường đồng mức tại vị trí điểm đang xét.

Dùng tam giác đồng dạng, để xác định độ chênh cao của điểm đang xét với đường đồng mức thấp trong hai đường đồng mức, qua khoảng cách của điểm đó tới đường đồng mức thấp và khoảng cách giữa hai đường đồng mức. Qua đó xác định được cao độ tuyệt đối của điểm.


3. Có những loại đường đồng mức nào?

Đường đồng mức có 4 loại, bao gồm những đường như sau:

- Đường bình độ con: Là những đường được vẽ bằng các nét liền mảnh

- Đường bình độ cái: Là những đường vẽ bằng nét liền đậm

- Đường bình độ giữa ½

- Đường bình độ phụ: Được biểu thị bằng những nét đứt, sẽ được thêm vào khi cần thiết.

Cứ 2 đường bình độ cái liên tiếp thì sẽ chứa 4 đường bình độ con. Đường đồng mức được hiểu một cách đơn giản là đường nối liền các điểm có cùng độ cao với nhau.


4. Đặc điểm và ứng dụng của đường đồng mức trong khảo sát địa hình

Đặc điểm và ứng dụng của đường đồng mức trong khảo sát địa hình

Sau khi đã hiểu về khái niệm đường đồng mức là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những đặc điểm của nó. Cao độ thuộc một điểm nằm tại khoảng giữa của hai đường đồng mức minh họa trên bản đồ địa hình được xác định bằng cách dựng một đường vuông góc gần nhất của điểm đó đối với hai đường đồng mức.

Khoảng cách giữa hai giao điểm của đường này với hai đường đồng mức trên có thể gọi là khoảng cách tại vị trí điểm đang xét. Ta dùng tam giác đồng dạng để xác định cao độ của điểm đó với đường đồng mức thấp hơn trong hai đường, từ đó chúng ta có thể xác định được độ cao của điểm cần đo.


5. Đặc điểm của đường đồng mức trong việc minh họa bản đồ địa hình

Việc đọc bản đồ địa hình là vô cùng thiết yếu trong công tác đo đạc khảo sát địa hình, đặc biệt trong công tác thi công san lấp, thiết kế quy hoạch 1/500 đến 1/2000. Sau đây là một vài đặc điểm của các đường đồng mức được thể hiện trên bản đồ phục vụ cho công việc khảo sát địa hình

- Các đường đồng mức không giao nhau cũng như không nằm song song với nhau

- Những đường đồng mức nằm gần nhau thể hiện địa hình có độ dốc, các đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn

- Những khu vực địa hình có độ dốc nhẹ được thê hiện bằng các đường đồng mức nằm xa nhau, càng xa thì độ dốc càng ít

- Các đường đồng mức thể hiện độ cao,cao hơn so với trung tâm của khu vực địa hình cần khảo sát thì đó là các ngọn đồi hoặc núi

- Các điểm cùng nằm trên cùng một đường đồng mức có cao độ như nhau

- Những đường đồng mức nằm kề nhau có sự chênh lệch cùng một giá trị cao độ cố định được gọi là khoảng cao đều

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 22/03/2022