logo

Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo?" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Địa lý cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo?

Độ muối ở các đại dương thay đổi theo vĩ độ do sự khác nhau về tương quan giữa dộ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông đổ vào các đại dương: Dọc Xích đạo độ muối thấp 34,5%, tuy độ bốc hơi lớn nhưng lượng mưa lớn và lượng nước từ sông ngòi đổ ra đại dương lớn.


Kiến thức tham khảo về nước biển và đại dương


1. Độ muối của nước biển và đại dương

-  Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.

- Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nguồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

- Ví dụ: Biển Việt Nam: 33%o, Biển Ban tích: 32%o, Biển Hồng Hải: 41%o…

Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo

2. Sự vận động của nước biển và đại dương

a. Sóng

- Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển.

- Nguyên nhân: Do gió.

b. Thủy triều

- Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ.

- Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

c. Các dòng biển

- Là sự chuyển động nước biển và đại dương thành dòng.

- Nguyên nhân do gió Tín phong và Tây ôn đới.

- Có hai loại dòng biển: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh 


3. Bài tập

- Sách giáo khoa:

Câu 1. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Trả lời:

Độ muối của nước trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ

Câu 2. Thủy triều là gì? Hãy nêu nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều trên Trái Đất?

Trả lời:

- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa

- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

Câu 3. Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Trả lời:

Do các dòng biển có nhiệt độ (nóng hay lạnh) nên có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua.

Câu 4. Nêu đặc điểm độ muối của nước biển và đại dương?

Trả lời:

- Nước biển và các đại dương có độ muối trung bình là 35%. Độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra

- Độ muối của nước trong các biển không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ

Câu 5. Sóng là gì? Nguyên nhân nào sinh ra sóng?

Trả lời:

- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

- Nguyên nhân sinh ra sóng chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng ngầm

Câu 6. Dòng biển là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra dòng biển?

Trả lời:

- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên bề mặt, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương

- Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới...

- Sách bài tập:

Câu 1. Trang 75 SBT Địa Lí 6: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương trên thế giới là 35%, hãy cho biết:

a) Những nơi có độ muối của nước biển thấp hơn độ muối trung bình thường có điều kiện tự nhiên như thế nào?

b) Những nơi có độ muối của nước biển cao hơn độ muối trung bình thường có điều kiện tự nhiên như thế nào?

Lời giải:

a) Những nơi có độ muối của nước biển thấp hơn độ muối trung bình thường có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sống của con người và sinh vật, khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

b) Những nơi có độ muối của nước biển cao hơn độ muối trung bình thường có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nắng nóng.

Câu 2. Trang 75 SBT Địa Lí 6: Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu sinh ra từng hiện tượng: Sóng, dòng biển, thủy triều, sóng thần.

Lời giải:

- Sóng: Sóng biển sinh ra chủ yếu nhờ gió.

- Dòng biển: Nguyên nhân là do sự tự quay quanh trục của Trái Đất, do sự khác nhau về nhiệt độ nước biển giữa các vùng trên bề mặt và dưới đáy biển, còn do ảnh hưởng của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt đất (Tín Phong, Tây ôn đới).

- Thủy triều: Nguyên nhân do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Sóng thần: Do các hoạt động nội lực diễn ra dưới đáy biển.

Câu 3. Trang 76 SBT Địa Lí 6: Dựa vào các hình 24.1, 24.2 và 24.3, hãy nhận xét:

a) Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời trong các ngày “triều cường”.

b) Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời trong các ngày “triều kém”.

Lời giải:

a) Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng với nhau (ngày trăng tròn hoặc không trăng).

b) Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc với nhau (ngày trăng khuyết).

Câu 4. Trang 77 SBT Địa Lí 6: Đánh dấu X vào ô trống thể hiện ý em cho là sai.

Độ muối của một số biển cao hơn hoặc thấp hơn độ muối trung bình là do

a) Nguồn nước sông Christmasảy vào nhiều hay ít  
b) Đáy biển có nhiều hay ít mỏ muối.  
c) Độ bốc hơi cao hay thấp.  
d) Biển kín hay biển mở rộng  

Lời giải:

a) Nguồn nước sông Christmasảy vào nhiều hay ít  
b) Đáy biển có nhiều hay ít mỏ muối. X
c) Độ bốc hơi cao hay thấp.  
d) Biển kín hay biển mở rộng  

Câu 5. Trang 77 SBT Địa Lí 6: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

Sóng ngoài khơi xô vào bờ thể hiện sự chuyển động của nước theo chiều ngang.

Lời giải: Sai

Câu 6. Trang 77 SBT Địa Lí 6: Độ muối của nước biển ở khu vực xích đạo so với độ muối nước biển ở khu vực chí tuyến nơi nào cao hơn? Vì sao?

Lời giải:

Độ muối của nước biển ở khu vực xích đạo cao hơn với độ muối nước biển ở khu vực chí tuyến. Vì xích đạo nắng nóng quanh năm nên lượng bốc hơi cao hơn.

Câu 7. Trang 78 SBT Địa Lí 6: Vì sao ở Biển Chết người không biết bơi vẫn có thể nằm trên mặt nước đọc báo mà không bị chìm?

Lời giải:

Vì xung quanh biển là sa mạc và nham thạch núi đá vôi chứa rất nhiều muối khoáng, làm cho lượng muối khoáng trong nước biển ở đây rất cao và lên tới 270 phần nghìn. Tỷ trọng nước biển cao hơn tỷ trọng con người nên con người nổi lên trên mặt biển.

Câu 8. Trang 77 SBT Địa Lí 6: Dựa vào các hình 24.1, 24.2, 24.3 hãy trình bày mối liên quan giữa thủy triều với Mặt Trăng.

Lời giải:

Thủy triều có quan hệ chặt chẽ với vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời đã làm cho nước các biển và đại dương có sự vận động lên xuống sinh ra thủy triều.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022