logo

Vì sao nhà Mạc lại không được lòng các quan lại nhà Lê?

Nhà Mạc lại không được lòng các quan lại nhà Lê vì do Mạc Đăng Dung " cướp ngôi", sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527.


Câu hỏi: Vì sao nhà Mạc lại không được lòng các quan lại nhà Lê?

Trả lời:  

Vì do Mạc Đăng Dung " cướp ngôi". Tuy đại bộ phận dân chúng Bắc Hà hưởng ứng một cách gần như đương nhiên mà không có sự chống đối đáng kể nào với cuộc thế ngôi của Đăng Dung dù trong lòng có thể vẫn không nguôi tiếc nuối một triều đại nhiều công tích do Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông góp công dựng lên. Tuy nhiên việc phế bỏ vai trò vương quyền của họ Lê, dòng họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc, cắt đất cầu hòa, nhận chức An Nam đô thống ti sứ, tức coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc, đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Tìm hiểu chung 

Vì sao nhà Mạc lại không được lòng các quan lại nhà Lê?

Nhà Mạc là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – Sau đó Mạc Toàn lên ngôi nhưng tại vị chỉ được 2 tháng, tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.

Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.

Thời kỳ 1533-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533.

Xem thêm:

>>> Nhà Mạc được ra đời như thế nào?


2. Lực lượng vũ trang nhà Mạc

Lợi dụng sự ươn hèn của vua Lê Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung người nắm toàn bộ binh quyền nhà Lê đã cướp ngôi vua của nhà Lê và lập nên triều nhà Mạc. Quân đội nhà Mạc thực chất là Quân đội Hậu Lê, cơ cấu tổ chức, thành phẩn, lực lượng và hệ thống tổ chức vẫn được nhà Mạc giữ nguyên như cũ, ngoại trừ một số thay đổi về mặt nhân sự, như thay thế các tướng chỉ huy và bộ phận hoàng thành để tăng độ tin cậy.

Trong lực lượng quân Cấm vệ, nhà Mạc cho tổ chức thêm 4 vệ mới để chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ hoàng thành.

Trong lực lượng vệ quân các đạo, ở Ty đô nhà Mạc đặt ra 3 chức quan võ để trông coi việc quân là Chỉ huy sứ, Chỉ huy đồng tri và Chỉ huy thiêm sự thay vì chức Tổng binh sứ thời Lê sơ.

Để đối phó với nội chiến Lê - Mạc và sự chống đối các quan lại phù Lê, nhà Mạc luôn duy trì một lực lượng quân thường trực trên 100 nghìn người và thực hiện chế độ tuyển quân chủ yếu ở 4 trấn xung quanh kinh thành Thăng Long.

Từ giữa thế kỷ 16, địa bàn cai quản của nhà Mạc mất dần vào tay nhà Lê, chỉ còn lại 4 trấn xung quanh Kinh đô Thăng Long, nên Quân đội nhà Mạc co lại về tổ chức, chỉ còn lại quân Cấm vệ và quân 4 đạo chia theo khu vực địa lý 4 trấn quanh kinh thành là Đông, Tây, Nam, Bắc.

Năm 1592, Quân đội nhà Mạc bị Quân đội Hậu Lê đánh cho đại bại phải rút lên cát cứ ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn và bị đánh tan vào năm 1667.

Vì sao nhà Mạc lại không được lòng các quan lại nhà Lê? (ảnh 2)

3. Nguyên nhân sụp đổ của nhà Mạc

- Từ khi nhà Lê chiếm được Tây Đô năm 1543, Thanh Hóa và Nghệ An trở thành vùng đất đứng chân của vua Lê. Từ đó hai thế lực Mạc và Lê tranh chấp nhau khiến đất nước bị chia thành hai miền Nam – Bắc.

- Năm 1545, người điều hành nhà Lê là Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc đầu độc. Trịnh Kiểm bắt đầu thay thế Nguyễn Kim tiếp tục chiến đấu với nhà Mạc. Cuộc nội chiến trong nước kéo dài gần 50 năm.

- Cuối năm 1591, Trịnh Tùng điều động 6 vạn quân tiến ra Bắc. Nhà Mạc cũng huy động lực lượng hơn 10 vạn quân để đối phó. Tuy nhiên, nhà Mạc bị đánh bại trong trận quyết chiến này, phải lui về Thăng Long.

- Năm 1592, quân Nam thừa thắng mở cuộc tấn công quyết định vào Thăng Long. Trịnh Tùng giành toàn thắng. Cục diện chiến tranh Nam – Bắc về cơ bản đã kết thúc.

- Một số con cháu nhà Mạc thoát thân chạy trốn lên Cao Bằng nuôi máu trả thù. Đến năm 1677 thì nhà Mạc bị tiêu diệt hoàn toàn, vương triều Mạc chính thức sụp đổ.

icon-date
Xuất bản : 21/05/2022 - Cập nhật : 26/11/2022