logo

Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ 18

Hướng dẫn tìm hiểu “Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ 18” đầy đủ và chi tiết nhất, do Top lời giải biên soạn và sưu tầm, chúc các em học tập tốt.


1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ 18

- Hậu bán thế kỷ XVIII là giai đoạn đầy biến động của lịch sử khu vực và sự biến động đó xoay quanh trục quan hệ giữa Chân Lạp - Xiêm La - Đàng Trong.

- Ở Chân Lạp, thời gian này luôn xảy ra tranh chấp giữa các phe phái trong nội bộ vương triều mà nguyên nhân chính là giành quyền sở hữu chiếc ngai vàng. Từ đó, phân chia thành nhiều phe phái, mà mạnh nhất là phái thân Xiêm và phái thân Việt. 

- Thế kỷ XVIII, với chủ trương "Đông tiến", triều đình Xiêm thường nhiều lần cho quân khống chế Chân Lạp và xâm lấn vùng đất Nam bộ của Đại Việt. Mục đích của vương triều Ayutthaya vừa nhằm áp đặt sự thống trị lên Chân Lạp, vừa kiểm soát mậu dịch trên Biển Đông để vươn lên khu vực Đông Bắc Á, đồng thời muốn loại ảnh hưởng của Đàng Trong (hiểu là chúa Nguyễn) đối với Cao Miên. 

- Trong khi Chân Lạp đang suy yếu vì tranh chấp nội bộ, Xiêm La mang nhiều tham vọng thì vùng đất Nam bộ lúc bấy giờ đang diễn ra cuộc chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh dưới nhiều cách gọi khác nhau của một số nhà nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng, cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh ở giai đoạn đầu (1777 - 1787) mang tính chất khởi nghĩa nông dân chống phong kiến, chống tình trạng cát cứ. Giai đoạn sau (1787 - 1789) là cuộc chiến tranh giữa hai thế lực phong kiến Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Cũng thời gian này, nội bộ Tây Sơn bộc lộ những mâu thuẫn và là mầm mống dẫn đến sụp đổ. Nguyễn Ánh nhanh chóng nắm lấy cơ hội khôi phục thế lực, như ý kiến nhận định: "Tây Sơn đã lập nghiệp bằng chiếm đoạt mà không giữ toàn vẹn, phần thưởng thì chia ra, kẻ nào có khả năng nhất, chiếm được phần lớn nhất. Thế mà như ta đã biết, toàn bộ Đại Việt giữa hậu bán thế kỷ XVIII có trình độ nhân văn hóa theo lề lối người Việt phai lợt dần từ Bắc đến Nam. Là kẻ có mộng tưởng lớn, tài ba, Nguyễn Huệ tất được đun đẩy tới chỗ chiếm lấy Phú Xuân để vươn ra Bắc. Nguyễn Nhạc bằng lòng với khoảng đất anh em ông chiếm giữ lúc ban đầu. Còn Gia Định với ao đầm kinh rạch, mỗi bước đi là có cá sấu, có cây đổ chặn đường, đầy vẻ huyền bí nhất thì chia cho chú Bảy yếu ớt cho trọn tình anh em. Như đã nói, Nguyễn Ánh thừa hưởng được mọi thất lợi do sự rạn nứt đó của Tây Sơn."

- Trong bộ ba ở khu vực (Đàng Trong, Xiêm và Chân Lạp), do nội bộ liên tiếp diễn ra các cuộc tranh giành ngôi báu nên Chân Lạp không giữ được thế tự chủ, bị chi phối giữa hai thế lực Đàng Trong (chỉ chúa Nguyễn) và Xiêm. Vì vậy, bàn cờ chính trị lúc bấy giờ chỉ thực sự là cuộc so tài giữa triều đình Ayutthaya và chính quyền chúa Nguyễn.

- Xiêm La từ sau năm 1785, tham vọng "Đông tiến" cũng đã lụi tàn, bởi hai lý do. Thứ nhất, sau khi bị Quang Trung đánh bại trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, tàn quân Xiêm rút chạy về nước không còn manh giáp, đến nổi Quốc sử triều Nguyễn mặc dù không muốn tán dương công lao của "giặc ngụy" cũng phải ghi: "Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp". Không chỉ sợ Tây Sơn mà ý đồ dòm ngó vùng đất Nam bộ của Xiêm triều cũng không có điều kiện thực hiện, bởi lý do thứ hai, chính sự tại triều đình Xiêm La đang rối ren vì đảo chính quân sự.

- Nam bộ thời kỳ này như đã nêu trên, về danh nghĩa do Nguyễn Lữ cai quản, nhưng "Đông Định Vương chỉ là người có đức độ, không có tài trị nước yên dân" nên không nắm thực quyền. Trong khi đó, Nguyễn Ánh từ Gia Định từng bước khôi phục lại thế lực, tiến ra chiếm lại Bình Định, Phú Xuân và Thăng Long. Vì vậy, nơi đây là địa bàn thực lực của chính quyền chúa Nguyễn Ánh.

- Tóm lại, từ bối cảnh khu vực, từ mối quan hệ tay ba Đàng Trong, Chân Lạp và Xiêm La, trong đó sự không tự chủ của Chân Lạp, sự thất bại trong chính sách "Đông tiến" của Xiêm La đã đưa thế lực của chúa Nguyễn lên vai trò chủ đạo.


2. Tình hình kinh tế Việt Nam thế kỷ 18

a. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

- Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

b. Sự phát triển của thủ công nghiệp

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

c. Sự phát triển của thương nghiệp.

* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để  bán ….

* Ngoại thương phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán  tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

d. Sự hưng khởi của các đô thị

- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

+ Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).

+ Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)

- Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ 18

2. Tình hình chính trị Việt Nam thế kỷ 18

- Tình hình chính trị, xã hội mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.

- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến (chiến tranh Nam - Bắc, chiến tranh Trịnh - Nguyễn).

- Các cuộc chiến tranh đề lại những hậu quả nghiêm trọng: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cảt, kéo dài đến cuối thế kì XVII, gây bao đau thương cho dân tộc và sự tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ 18 (ảnh 2)

3. Tình hình văn hóa, xã hội Việt Nam thế kỷ 18

+ Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...

+ Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..

+ Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...

+ Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...

+ Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...

- Nhận xét

+ Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

icon-date
Xuất bản : 10/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022