logo

Vì sao hình thành các chế độ gió thường xuyên và gió mùa trên Trái Đất?


Mục lục nội dung

Sự phân bố khí áp

Câu 11: Vì sao hình thành các chế độ gió thường xuyên và gió mùa trên Trái Đất?

Lời giải

– Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Gió được hình thành do sự chênh lệch khí áp giữa các vùng áp cao và vùng áp thấp.

– Các chế độ gió thường xuyên thổi trên bề mặt Trái Đất là gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch (Tín phong).

– Khi chuyển động hướng gió chịu tác động của lực Coriolis làm lệch hướng gió thổi: bán cầu Bắc lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

+ Gió thổi từ cực về 60° Bắc và Nam bị lệch thành hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam (gió Đông cực).

+ Gió thổi từ áp cao chí tuyến lên áp thấp ôn đới ở bán cầu Bắc thổi theo hướng tây nam, bán cầu Nam thổi theo hướng tây bắc (gió Tây ôn đới).

+ Gió thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo ở bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió thổi hướng đông nam (gió Mậu dịch hay Tín phong).

– Gió mùa: không có tính vành đai hình thành chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Gió mùa điển hình nhất trên Trái Đất ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Gió hình thành từ các khu áp cao về áp thấp nhiệt đổi theo mùa cũng bị lệch hướng do lực Coriolis.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021