logo

Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

Câu trả lời chính xác nhất: Cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn vì:

- Rễ cây không hô hấp được do đất ngập nước dẫn đến không hút được nước và muối khoáng.

- Mặt khác, đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao làm chênh lệch áp suất thẩm thấu bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào, cây không hút được nước nên chết.

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi vì sao cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây.


1. Tìm hiểu về thực vật trên cạn

Thực vật trên cạn là những loài thực vật mọc trên cạn, chúng thuộc nhóm Embryophyta subkingdom và điều phân biệt chúng với tảo là môi trường của chúng không hoàn toàn dưới nước, vì chúng thích nghi để sống trên bề mặt trái đất, tuy nhiên, chúng có thể tìm thấy một số là loài bán thủy sinh, điều này có nghĩa là chúng có thể phát triển trong môi trường chung giữa đất và nước.

Có rất nhiều loại thực vật trên cạn bao gồm các loài nhỏ có thể đạt đến kích thước khác nhau, từ các loại thảo mộc cao vài mm đến những cây có thể cao tới hơn 100m.

Những cây trồng trên cạn Chúng là những loài sinh vật nhân thực sống và kiếm ăn thông qua quá trình hô hấp tế bào, thông qua một quá trình gọi là quang hợp, trong đó chúng trao đổi carbon dioxide và oxy với môi trường.

Chúng không thể di chuyển theo ý muốn, ngoài ra chúng không có lông như động vật có vú và không có miệng để ăn, nhưng chúng giống với các loài động vật còn lại về cấu trúc sinh sản đa bào.

>>> Tham khảo: Vườn quốc gia có hệ sinh thái phát triển trên đất ngập mặn, á xích đạo là?


2. Đặc điểm của các loại cây sống trên cạn

Đặc điểm của cây sống trên cạn là: những nơi có độ ẩm cao và râm mát, cây thường nhỏ, lá tập trung ở ngọn để nhận thêm ánh sáng. Còn với những cây sống trong môi trường khô hạn, nhiều gió, rễ cây thường đâm sâu xuống đất, thân thấp, lá nhỏ.

Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường:

+ Ở nơi đất khô, thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh… thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng, độ ẩm cao).

+ Những cây cần ít nước (kê, hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới nước luôn.


3. Bộ phận hút nước của cây ở trên cạn.

Rễ là cơ quan hút nước chủ yếu của cây. Rễ hút được nước là nhờ vào hệ thống lông hút.

Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn

Đặc điểm hình thái của rễ thực vật giúp chúng thích nghi với các chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

- Rễ thực vật trên cạn thường sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước

- Rễ hình thành liên tục với số lượng lông hút khổng lồ, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng nhất.

Ví dụ, cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2 , chủ yếu do tăng số lượng lông hút.

- Bản chất: lông hút do các tế bào biểu bì kéo dài ra.

- Thành tế bào mỏng không thấm cutin → Nước có thể thẩm thấu vào lông hút.

- Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn → chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.

- Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh → chênh lệch về áp suất thẩm thấu (nước di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nới có áp suất thẩm thấu cao) → hấp thụ nước một cách dễ dàng.

Tế bào lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi.

Cơ chế hấp thụ nước:

- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút

+ Nồng độ các chất tan cao (các axit hữu cơ, đường saccarozo,…) do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất trong cây.

>>> Tham khảo: Tại sao các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nồng độ muối cao?

Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn

4. Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

Cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn vì:

- Đất ngập mặn sẽ bị ngập nước thường xuyên. Từ đó, cây bị thiếu ôxy làm quá trình hô hấp bị ngưng trệ. Vì vậy, cây trên cạn không thể sống được ở nơi đất ngập mặn.

- Mặt khác, đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao làm chênh lệch áp suất thẩm thấu bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào. Chính vì thế, cây sẽ không hút được nước nên dẫn đến chết.

Trong đó, độ mặn của đất ngập mặn được chia như sau:

- Không mặn: < 1,5 ‰.

- Mặn ít: 1,5 – 3 ‰.

- Mặn vừa: 3,0 – 5 ‰.

- Mặn nhiều: 5 – 8 ‰.

- Rất mặn: > 8 ‰.

Độ mặn của đất (tổng số muối tan %): 6 – 20 ‰ – vùng cửa sông: 20 – 45 ‰ – vùng bãi bồi. Có nơi lượng muối (tổng muối hoà tan) lên tới 65 ‰. Trong muối hoà tan thì hàm lượng muối Chlorua hoà tan thường cao hơn lượng muối Sulfate hoà tan.

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến phần trả lời cho câu hỏi Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn và một số kiến thức liên quan đến các loài cây trên cạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022