logo

Vai trò điều tiết của nitơ thể hiện

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: 

Nitơ là thành phần của hầu hết các chất trong cây: protein, axit nucleic, các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ năng lượng: ADP, ATP, các chất điều hoà sinh trưởng nên Nito vừa có vai trò cấu trúc, vừa có vai trò điều tiết. Vai trò điều tiết của nito thể hiện như sau: Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin – enzim, côenzim và ATP. Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.

Cùng Toploigiai tìm hiểu về dinh dưỡng của Nito đối với thực vật trong nội dung dưới đây nhé!


1. Nguồn cung cấp Nito

a. Trong không khí

- Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N2, còn NO và NO2 trong khí quyển là độc hại với thực vật. Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2 với hidro à NH3 thì cây mới đồng hoá được.

- Đặc điểm:

+ Cây không hấp thụ được nitơ phân tử

+ Nitơ phân tử sau khi được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được.

+ Nitơ ở dạng NO và NO2 trong không khí là độc với thực vật

b. Nito trong đất

- Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữu cơ (trong xác SV)

- Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4+ và NO3-

- Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác sinh vật mà phải nhờ các vi sinh vật trong đất khoáng hoá thành: NH4+ và NO3-

>>> Tham khảo: Vai trò sinh lí của nguyên tố Nitơ


2. Vai trò sinh lý của Nito đối với thực vật

Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3- . Trong cây NO3- được khử thành NH4+. Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:

- Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

- Vai trò cấu trúc:

+ Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP,…

+ Thiếu nitơ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin, từ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, lá xuất hiện màu vàng nhạt.

- Vai trò điều tiết: Vai trò điều tiết của nito thể hiện ở các đặc điểm: Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin – enzim, côenzim và ATP. Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.

Vai trò điều tiết của nitơ thể hiện

Như vậy, Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng.

>>> Tham khảo: Nhóm vi khuẩn làm nghèo Nitơ của đất trồng là?


3. Quá trình đồng hóa Nito ở thực vật

Rễ cây hấp thu nitơ ở dạng NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng ôxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Do vậy cần có quá trình đồng hóa nitơ, để cây có thể sử dụng được nitơ lấy được từ đất.

Sự đồng hóa nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình : khử nitrat và đồng hóa amôni.

a. Quá trình khử nitrat (NO3-)

- Là quá trình chuyển hoá NO3- thành NH4+  có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá diễn ra qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: NO (nitrat) được khử thành NO (nitrit), được xúc tác bởi enzim nitrat reductaza.

NO3- + NAD(P)H + H+  + 2e- → NO  + NAD(P)+  + H2O

+ Giai đoạn 2: NO2- (nitrit) được khử thành NH4+ (amoni) được xúc tác bởi enzim nitrit reductaza.

NO2- + 6 Feredoxin khử + 8H+  + 6e- → NH4+  + 2H2O

- Điều kiện cho quá trình khử nitrat:

+ Có các enzim đặc hiệu xúc tác cho các phản ứng

+ Có các lực khử mạnh

- Ý nghĩa: hạn chế sự tích lũy nitrat trong các bộ phận của cây

b. Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật

Trong mô thực vật tồn tại 3 con đường liên kết NH4+ với các hợp chất hữu cơ:

- Amin hóa trực tiếp các axit xêtô (Axit xêtô + NH4+ → Axit amin

Ví dụ: Axit α – xêtôglutaric + NH4+ → Axit glutamic

- Chuyển vị amin (Axit amin + Axit xêtô → Axit amin mới + Axit xêtô mới

Ví dụ: Axit glutamic + Axit pyruvic → Alanin + Axit α – xêtôglutaric

- Hình thành amit: Đó là con đường liên kết NH4+ vào axit amin đicacbôxilic (Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Glutamin

Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng:

- Đó là cách giải độc NH4+ tốt nhất (chất này tích lũy lại gây độc cho tế bào)

- Amit là nguồn dự trữ NH4+ cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết.

-------------------------

Trên đây Toploigiai đã giải đáp xong thắc mắc vai trò điều tiết của nito thể hiện như thế nào? Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp thêm những kiến thức về dinh dưỡng nito, quá trình đồng hóa nito ở thực vật giúp các bạn nắm chắc kiến thức hơn. Chúc bạn học tập thật tốt nhé.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads