logo

Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập

Câu hỏi: Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập

Lời giải:

Ví dụ 1: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập

Ví dụ 2: Một học sinh yếu về kỹ năng thuyết trình nhưng nhờ sự động viên của gia đình, bạn bè và thầy cô em đã cố gắng để luyện tập. Mỗi ngày em dành ra khoảng 2 giờ đồng hồ vừa tìm chủ đề thuyết trình và tự đứng thuyết trình để trau dồi khả năng nói lưu loát cũng như sự tin tin. Qua khoảng 3 tháng em đã có đủ tự tin cũng như kỹ năng để đứng trước mọi người thuyết trình.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chất và lượng nhé!


1. Khái niệm chất

- Là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, có sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác.

- Có nhiều thuộc tính: Cơ bản và không cơ bản.

- Chỉ có thuộc tính cơ bản mới tổng hợp được thành chất mà thôi, chính chúng quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.

- Chất : 

+ Quy định bởi thuộc tính

+ Quy định bởi kết cấu, liên kết giữa chúng.


2. Khái niệm lượng

- Là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật hiện tượng và phát triển của sự vật
- Đặc điểm: 

+ Lượng là cái vốn có của sự vật, quy định vật ấy là nó, mang tính khách quan.

+ Chất nào thì lượng ấy, lượng là lượng của chất

Ví dụ: 2H2O => 2H2 + O2

- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc vào từng MLH cụ thể.


3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.

- Bất kể sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất hữa cơ giữa 2 mặt chất và lượng, tác động qua lại với nhau.

- Sự biến đổi lượng chất diễn ra cùng sự vận động, phát triển của sự vật, chất thay đổi ảnh hưởng lớn đến lượng và ngược lại.

- Khi lượng thay đổi mà chất chưa thay đổi thì giới hạn đó gọi là ĐỘ

- " Độ" là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi của lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ấy.

- Độ thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất.

+ là giới hạn giữ sự ổn định về chất.

+ Là quá trình chứ không phải là thời điểm.

+ Sự vật, hiện tượng khác nhau thì độ khác nhau.

- Lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi, lượng biến đổi quá giới hạn độ thì chất thay đổi. điểm giới hạn đó gọi là ĐIỂM NÚT.

- Điểm nút là điểm giới hạn về mặt lượng mà tại đó sự biến đổi về chất diễn ra.

- BƯỚC NHẢY là chỉ sự biến đổi về chất của ải do lượng tích lũy đến điểm nút gây ra.

- Bước nhảy diễn ra hết sức đa dạng và phong phú về hình thức. Có những bước nhảy phổ biến sau đây

+ HT 1: Bước nhảy đột biến: chỉ những bước nhảy mà chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở các bộ phận cấu thành.

+ HT2: Bước nhảy dần dần là hình thức bước nhảy được thực hiện bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố chất mới, mất dần nhân tố chất cũ.

+ HT3: Bước nhảy toàn bộ là hình thức bước nhảy mà chất của sự vật biến đổi các bộ phận, các mặt yếu tố cấu thành.

+ HT4: Bước nhảy cục bộ chỉ chất của sự vật biến đổi ở 1 mặt, 1 phương diện nào đó mà thôi.

- Bước nhảy là sự kết thúc của 1 giai đoạn phát triển đồng thời mở ra 1 giai đoạn mới tiếp theo của sự vật. Trong giai đoạn mới đó, lượng lại tiếp tục biến đổi tích lũy đến điểm nút để chất mới hơn được ra đời. cứ như vậy tạo nên sự vận động phát triển đi lên của sự vật từ thấp đến cao.


4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất:

Ý nghĩa trong nhận thức

+ Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.

+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.

+ Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

Ý nghĩa trong thực tiễn

+ Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút);

+ Cần tránh hai khuynh hướng sau:

Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;

Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.

+ Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.

+ Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận.

icon-date
Xuất bản : 17/12/2021 - Cập nhật : 17/12/2021