logo

Ví dụ về nhận thức cảm tính

Câu hỏi: Ví dụ về nhận thức cảm tính

Lời giải:

Nhận thức cảm tính là nhận thức bề ngoài và sơ bộ của sự vật thông qua ba hình thức cảm giác, tri giác và ngoại hình có quan hệ với nhau. Nhận thức cảm tính là hình thức tiếp xúc cơ bản giữa ý thức con người với thế giới bên ngoài. 

Ví dụ: khí bạn nhìn thấy một ai đó, cảm giác đầu tiên của bạn đó là, ồ người đó thật xinh đẹp. Đó chính là nhận thức cảm tính.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm nhận thức cảm tính nhé!


1. Định nghĩa nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là nhận thức bề ngoài và sơ bộ của sự vật thông qua ba hình thức cảm giác, tri giác và ngoại hình có quan hệ với nhau. Nhận thức cảm tính là hình thức tiếp xúc cơ bản giữa ý thức con người với thế giới bên ngoài. Nhận thức lý tính có đặc điểm là trực tiếp, phiến diện và chủ quan. Nó là một dạng kiến ​​thức sơ cấp cung cấp tài liệu tư duy để phát triển thành nhận thức lý tính.

Nhận thức lý tính là hình thức nhận thức cao cấp phát triển từ cơ sở nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính là sự nhận thức về bản chất triển khai sự vật và tính quy luật của nó thông qua ba hình thức tuần tự tịnh tiến đó là là khái niệm, suy luận và phán đoán. Nhận thức lý tính có các đặc điểm là gián tiếp, trừu tượng và khách quan. Nhận thức lý tính là hình thức kiến thức nâng cao thể hiện bản chất và tính quy luật của sự vật dựa trên nhận thức cảm tính.

[CHUẨN NHẤT] Ví dụ về nhận thức cảm tính

Ví dụ: khi chúng ta đến nhà hàng ăn uống, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn. Trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.

Nhận thức cảm tính: đĩa thức ăn này thật ngon, rất muốn ăn.

Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn xào nấu rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa.


2. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Giống nhau:

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến,kết thúc khá rõ ràng;

- Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và phản ánh hiện thực khách quan một cách khách quan, trực tiếp.

- Đều tồn tại ở động vật và con người.

- Nhận thức cảm tính và ý tính đều phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; theo cấu trúc nhất định, gắn liền với hoạt động của con người và là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.

Khác nhau:

Tiêu chí

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Bản chất về giai đoạn Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 
Đặc điểm

– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

–Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quan hệ lẫn nhau Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

Tuy những suy nghĩ lý trí và cảm tính luôn cho thấy sự đối lập nhau nhưng trên thực tế chúng luôn song hành mà hiếm khi độc lập hoàn toàn


3. Nhận thức của con người thường là lý tính hay cảm tính?

Sau khi tìm hiểu nhận thức lý tính và cảm tính là gì có thể thấy rằng, nhận thức lý tính là nhận thức cao giúp chúng ta nhận xét, đánh giá hay đưa ra phán xét những vấn đề dựa trên lẽ phải, chân lý. Nói cách khác, chân lý không phải những điều vô căn cứ mà nó thuộc về thành tựu tư duy khoa học. Hoặc có được thông qua sự trải nghiệm của tinh thần, tâm linh để soi dẫn cho hành vi của con người theo hướng đúng đắn, hợp lý. Dựa vào đó, chắc chắn những quyết định thiên về lý trí luôn đúng đắn và logic hơn so với những quyết định do cảm tính đưa ra.

Nhưng theo thực tế lại cho thấy rằng, nhận thức cảm tính cũng rất quan trọng và là một phần không thể bỏ qua. Trên hết, đa phần những quyết định của con người chỉ dừng ở mức cảm tính thay vì lý trí và những lập luận, lý lẽ liên quan cũng dựa theo cảm tính mà có được. Tuy nhiên, vấn đề cần giải quyết ở đây không phải nên làm thế nào có thể hướng con người theo nhận thức lý tính thay vì cảm tính. Mà điều cần thiết chính là cần có sự cân bằng, cái nhìn tổng thể để mọi việc được giải quyết theo chiều hướng vừa thấu tình vừa đạt lý.

icon-date
Xuất bản : 17/12/2021 - Cập nhật : 17/12/2021