logo

Ví dụ về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

Câu hỏi: Ví dụ về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

Trả lời:

- Theo phương pháp luật biện chứng: Một hòn đá sẽ bị mòn đi nếu có sự tác động của nước.

- Theo phương pháp siêu hình: Hòn đá dù qua bao nhiêu lâu thì vẫn mãi là hòn đá và không thay đổi

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về hai phương pháp này nhé!


1. Phương pháp biện chứng

a. Biện chứng là gì?

- Khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Khái niệm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

- Biện chứng khách quan là chỉ biện chứng của các tồn tại vật chất; còn biện chứng chủ quan là chỉ biện chứng của ý thức.

Ví dụ về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Có sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm trong việc giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Theo quan niệm duy tâm: biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan; còn theo quan điểm duy vật: biện chứng khách quan là cơ sở của biện chứng chủ quan. Ph.Ăngghen khẳng định: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giói tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên...”.

- Sự đối lập nhau trong quan niệm đó là cơ sở phân chia phép biện chứng thành: phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

b. Phương pháp biện chứng

- Phương pháp biện chứng là một trong những phương pháp luận tồn tại ở cả triết học phương Tây và phương Đông. Phương pháp này xuất phát từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với nhiều nguồn tư tưởng và ý kiến khác nhau và những người này đều có cùng một mục đích đó làm thuyết phục người khác.

- Có thể hiểu về phương pháp biện chứng qua một số ý dưới đây, đây là phương pháp:

+ Để nhận thức và nhìn ra những đối tượng đang ở trong một mối liên hệ với nhau, những người này có ảnh hưởng và ràng buộc với nhau.

+ Thấy được sự thay đổi của các đối tượng ở nhiều trạng thái khác nhau và những đối tượng này đều có khuynh hướng phát triển chung đó là thuyết phục được người khác. Nguồn gốc của sự thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng đó chính là sự đấu tranh của các mặt đối lập với nhau để cùng giải quyết mâu thuẫn.

+ Phương pháp biện chứng thể hiện được sự tư duy linh hoạt, trong trường hợp cần thiết thì nó sẽ thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó và vừa không phải là nó, nói cách khác là thừa nhận cái phụ định và cái khẳng định vừa loại trừ nhau nhưng lại vừa có sự gắn bó mật thiết với nhau.

+ Phương pháp này phản ánh rõ nét biện chứng khách quan trong vận động và đúng với hiện thực mà nó tồn tại, nhờ đó mà giúp con người nhận thức ra những điều đúng, làm nên sự phát triển của thế giới.

- Ví dụ:

+ Theo phương pháp luận biện chứng: người ta biết tại sao mưa vì người ta đã nghiên cứu và biết được.

+ Theo phương pháp luận biện chứng: dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa.


2. Phương pháp siêu hình

a. Siêu hình là gì?

- Siêu hình trong triết học được hiểu là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực.

- Phương pháp siêu hình với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

b. Phương pháp luận siêu hình là gì

- Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

- Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

- Ví dụ:

+ Theo phương pháp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tai như thế không thay đổi

+ Theo phương pháp luận siêu hình: người ta tin rằng mưa là do thượng đế phái rồng phun nước

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 06/03/2022