Câu hỏi: Em hãy phân tích các yếu tố biện chứng và siêu hình trong câu tục ngữ sau “rút dây động rừng”, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”
Trả lời:
+ Yếu tố biện chứng: dây và rừng liên hệ nhau.
+ Yếu tố siêu hình: nhà ai biết nhà nấy cô lập nhau.
- Nhận xét, đánh giá:
+ Phương pháp luận này đòi hỏi xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với nhau.
+ Phương phấp luận này không thể tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không tạo điều kiện cho sự phát triển
Cùng Top tài liệu tìm hiểu thêm về yếu tố biện chứng và siêu hình nhé:
Luận biện chứng là xem xét sự vật , hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng .
Biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại. Từ biện chứng ("dialectic") có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác.
Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa Marx.
Hai loại hình biện chứng gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Trong đó:
+ Biện chứng khách quan: Biện chứng của bản thân thế giới vật chất, tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
+ Biện chứng chủ quan: Biện chứng của sự thống nhất giữa logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng. Biện chứng của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người.
Trong lịch sử phát triển của triết học, có hai phương pháp nhận thức đối lập nhau: đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Phương pháp được hiểu là hệ thống các nguyên tắc được sử dụng nhất quán trong hoạt động nói chung của con người. Phương pháp của triết học là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực.
Như vậy siêu hình trong triết học được hiểu là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Phương pháp siêu hình với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.
Đối lập với phương pháp siêu hình là phương pháp biện chứng. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó.
Trước khi có sự phát triển của khoa học hiện đại, những thắc mắc khoa học đã được giải quyết bằng triết học tự nhiên là một nhánh của siêu hình học. Việc làm này đã tiếp diễn mãi cho đến thời Isaac Newton (cũng là một nhà triết học), thông suốt qua cả thế kỉ 18 (thuật ngữ "khoa học" chỉ có ý nghĩa là "kiến thức" vào trước thế kỉ 19). Tuy nhiên, kể từ thế kỉ 19 trở về sau, triết học tự nhiên tách ra khỏi siêu hình học, việc nghiên cứu được chuyên nghiệp hóa nên triết học tự nhiên trở thành khoa học. Siêu hình học tìm những nguyên lý tối hậu và tổng quát nhất của vũ trụ còn khoa học chỉ tìm những nguyên lý hay còn được gọi là quy luật của một loại đối tượng nào đó trong thế giới khách quan tùy vào từng môn khoa học. Triết học tự nhiên và khoa học vẫn có thể còn được xem như là những chủ đề của siêu hình học, tùy vào việc có hay không những giải thích qua trải nghiệm của những định nghĩa của thuật ngữ đó.