logo

Ví dụ về phân vi sinh vật

Câu trả lời đúng nhất: Phân vi sinh vật là loại phân chứa các loại vi sinh vật có thể cô' định đạm từ không khí hoặc chuyển hoá lân hay chuyển hoá chất hữu cơ.

VD: Phân vi sinh cố định đạm, Phân hữu cơ vi sinh…

Phân vi sinh vật tăng cường hấp thu lân, kali, sắt, mangan,

Phân vi sinh vật ức chế các nhóm vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng

Phân bón vi sinh vật kích thích, điều hòa sự phát triển của cây

Để hiểu rõ hơn phân vi sinh vật hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


1. Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh là một loại chế phẩm sinh học có chứa nhiều loại vi sinh vật có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Những loại vi sinh trong phân không chỉ giúp cải tạo chất lượng đất mà còn kích thích cây trồng đạt năng suất một cách tự nhiên mà không cần sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích hay các loại thuốc bảo vệ thực vật khác.

Hiện nay có các loại phân vi sinh vật chủ yếu như:

+ Phân vi sinh cố định đạm.

+ Phân vi sinh hòa tan Lân.

+ Phân vi sinh phân giải chất mùn.

+ Phân vi sinh kích thích cây tăng trưởng.

>>> Tham khảo: Nếu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh?

ví dụ về phân vi sinh vật

2. Thành phần chính của phân bón vi sinh

Sản phẩm được ứng dụng phổ biến trên lĩnh vực nông nghiệp 4.0. Phân bón vi sinh được sản xuất bởi đa dạng những chủng vi sinh vật khác nhau. Các thành phần đó có thể là: vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.

>>> Tham khảo: Sơ đồ hóa cách sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ?


3. Những công dụng của phân vi sinh

Các loại phân vi sinh hiện nay thu hút sự chú ý của những nhà khoa học và người sử dụng bởi rất nhiều công dụng có lợi như sau:

Sự vận động của các vi sinh vật hỗ trợ quá trình cải tạo đất nhanh chóng. Sản phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất canh tác.

Tạo ra đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đây là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và tạo ra năng suất của cây trồng.

Phân bón hữu cơ làm giảm lượng chất hóa học trong đất, tiêu diệt thành phần độc hại và chuyển hóa thành nguồn chất có lợi cho cây.

Sản phẩm phân vi sinh “nói không” với ô nhiễm môi trường. Các chất đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ các sinh vật, động vật tồn tại xung quanh.


4. Cách sử dụng phân vi sinh

- Do quá trình hoạt động để có được hiệu quả của phân vi sinh khá chậm, nên đối với cây trồng ngắn ngày loại phân này chủ yếu được dùng để bón lót.

- Khi sử dụng phân vi sinh cho cây ăn trái bạn nên bón vào 2 giai đoạn, mùa xuân khoảng tháng 3 – 4 và mùa mưa ngâu từ tháng 7 – 8. Với điều kiện khí hậu ẩm ướt vào những khoảng thời gian này, vi sinh sẽ hoạt động tốt hơn.

 - Đối với mạ non, bạn nên trộn phân bón vi sinh vật vào mầm mạ trước khi gieo trồng. Tỉ lệ khoảng 2kg/ sào mạ cấy.

- Khi bón phân vi sinh cho cây ngô (bắp) bạn cần chú ý: bón lót trước khi gieo hạt với tỉ lệ 10kg/sào. Đến khi cây có được 3 – 4 lá thì tiếp tục bón thêm 10kg và tiến hành vun gốc.

- Với rau trồng tại nhà, đặc biệt là rau ăn lá thì bạn có thể sử dụng 50% phân bón vi sinh vật để trộn cùng đất trồng, đồng thời hạn chế phân hóa học để đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch cho bữa ăn gia đình.


5. Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật :

Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn.

Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút. Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật.

Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì.

Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.

Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu ví dụ về phân vi sinh vật. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 14/09/2022 - Cập nhật : 23/11/2022