logo

Nếu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh?

Câu hỏi: Nếu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh?

Lời giải: 

Đặc điểm, ưu và nhược điểm của mỗi loại phân bón là:

 

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Phân bón vi sinh

Ưu điểm

+ Có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao dù chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

+ Cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh vì đa số các phân đều tan nhanh trong nước, ngoại trừ phân lân.

Không làm hại đất và có tác dụng tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất, không có tồn dư phân bón trong nông sản, thân thiện với môi trường dù cho bón liên tục nhiều năm

+ Đối với con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường thì luôn đảm bảo an toàn.

+ Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng cải tạo đất,

Nhược điểm Đất hóa chua, gây hại hệ sinh vật đất nếu bón liên tục nhiều năm. Đồng thời dễ làm làm tồn dư phân bón hóa học trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

 

+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định,

 

+ Cho hiệu quả thường chậm hơn vì khi bón cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình phân giải các chất hữu cơ từ vi sinh vật có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc được bổ sung vào.

 

+ Thời gian sử dụng ngắn.

 

+ Một nhóm cây trồng nhất định chỉ thích hợp với mỗi loại phân bón vi sinh khác nhau.

 

Tìm hiểu thêm về các loại phân bón

Nếu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh.

Thành phần của phân bón, bao gồm:

Yếu tố dinh dưỡng vô cơ: Yếu tố dinh dưỡng đa lượng: gồm có Đạm ký hiệu là N (tính bằng N tổng số); Lân ký hiệu là P (tính bằng P2O5 hữu hiệu) và Kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hữu hiệu) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

 Yếu tố dinh dưỡng trung lượng: gồm có Can xi (được tính bằng Ca hoặc CaO), Magiê (được tính bằng Mg hoặc MgO), Lưu huỳnh (được tính bằng S) và Silíc (được tính bằng Si hoặc SiO2 hoà tan) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

Yếu tố dinh dưỡng vi lượng: gồm có Bo (được tính bằng B), Co ban (được tính bằng Co), Đồng (được tính bằng Cu hoặc CuO), Sắt (được tính bằng Fe), Mangan (được tính bằng Mn hoặc MnO), Molipđen (được tính bằng Mo) và Kẽm (được tính bằng Zn hoặc ZnO) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

Yếu tố dinh dưỡng đất hiếm: gồm có 17 nguyên tố sau: Scandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, lutetium) trong bảng tuần hoàn Mendêleép).

Phân loại phân bón ?

Phân loại theo thành phần: gồm phân bón vô cơ, phân bón hỗn hợp, phân bón vi sinh vật

Phân bón vô cơ: gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ. Bao gồm các loại: phân khoáng đơn, phân phức hợp, phân khoáng trộn.

Phân khoáng đơn: là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.

Phân phức hợp: là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hoá học, có chứa ít nhất hai (02) yếu tố dinh dưỡng đa lượng.

Phân khoáng trộn: là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ học từ hai hoặc ba loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không dùng phản ứng hoá học.

Vì sao phải bón phân cho cây

Tục ngữ có câu "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" hay "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" đã cho thấy vai trò quan trọng của phân bón đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đã được cha ông ta đúc kết từ hàng ngàn năm trước.

Rễ cây hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ đất để phục vụ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, đất đai không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, ngay cả trên những mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ, thì việc canh tác vụ này qua vụ khác lâu ngày thì lượng dưỡng chất trong đất bị cạn kiệt dần, đất đai ngày càng thoái hóa , bạc màu. Vì thế, cần phải sử dụng phân bón để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho một vụ mùa năng suất và chất lượng. Ngoài ra, phân bón còn trả lại cho đất lượng dưỡng chất mà cây trồng đã lấy đi, đảm bảo đất không bị thiếu dinh dưỡng cho vụ mùa tới có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và năng suất.

Tăng chất lượng nông sản. 

Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sinh học sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ sinh học đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 22/11/2023