logo

Quan sát Hình 1.3 và cho biết: Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì? Vấn đề đã được giải quyết như thế nào?

Câu hỏi: Quan sát Hình 1.3 và cho biết: Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì? Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? 


 

Lời giải:

Sau khi quan sát hình 1.3, chúng ta có thể trả lời các câu hỏi:

- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống trên là

+ TH1: di chuyển 1 vật nặng lên cao

+ TH2: dịch chuyển 1 tảng đá đi xa khỏi vị trí ban đầu của nó

- Vấn đề đã được giải quyết ở các tình huống trên là

+ TH1: chúng ta sẽ dùng một bộ ròng rọc để đưa vật nặng lên cao 

+ TH2: dùng đòn bẩy để di chuyển hòn đá đi xa khỏi vị trí ban đầu của nó

- Cơ sở khoa học đã được sử dụng để giải quyết vấn đề là

+ TH1: để nâng một vật lên, ta dùng một ròng rọc cố định (chỉ gồm có một bánh xe được cố định tại một điểm duy nhất- bánh xe được sử dụng để thay đổi hướng của lực tác động cần thiết) Cơ chế hoạt động của ròng rọc là ròng rọc tự giữ nguyên vị trí trong khi vật sẽ chuyển động cùng với sợi dây. 

=> vẫn có thể di chuyển được vật di chuyển trong khi đã giảm lực tác động

+ TH2: dùng đòn bẩy để di chuyển hòn đá.  Hòn đá nhỏ hơn được coi là điểm tựa để biến đổi lực tác dụng của tay người lên tảng đá nặng hơn, đây là nguyên lí hoạt động của đòn bẩy

=> vật nặng di chuyển dễ dàng hơn vì lực tác động của người đã được biến đổi 

Vai trò của khoa học trong cuộc sống

Quan sát Hình 1.3 và cho biết: Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì? Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?

Khoa học công nghệ là gì?

Khoa học được hiểu là toàn bộ hệ thống quy luật mang tính khách quan của vật chất và xã hội tư duy. Những quy luật này đã được các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ càng để từ đó sắp xếp lại thành dữ liệu nhằm giải thích cách thức hoạt động và sự tồn tại của một hiện tượng, sự vật nào đó. Những tri thức về quy luật khách quan đó của thế giới giúp con người có thể dùng chúng để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống hay là vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

Vai trò của khoa học và công nghệ

Vai trò của KH&CN đã được khẳng định trong nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình tăng trưởng của Kaldor, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển tiến bộ kỹ thuật hoặc trình độ KH&CN. Mô hình tăng trưởng Solow cũng đề cao các yếu tố KH&CN và tốc độ tăng trưởng lao động trong tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Trong khi đó, mô hình Tân cổ điển giả thiết rằng có thể giải thích về sản xuất xã hội, mức tăng trưởng, sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển bằng cách tập trung nghiên cứu những yếu tố cơ bản như nguồn lực, KH&CN... Cụ thể hơn, vai trò của KH&CN có thể được thể hiện ở một số góc độ như sau:

Khoa học và công nghệ tác động tích cực tới việc năng suất lao động của nền kinh tế. Theo đó, KH&CN cải tiến, tối ưu hóa các quá trình sản xuất - kinh doanh, từ đó giải phóng sức lao động của con người bằng máy móc, thiết bị để giảm bớt lao động nặng nhọc, thủ công, đồng thời rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao NSLĐ. Đồng thời, KH&CN cũng góp phần tạo ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới với giá trị gia tăng cao hơn, thay thế việc nhập khẩu sản phẩm, 

Khoa học và công nghệ giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, KH&CN đóng vai trò quan trọng, tạo động lực giúp các ngành công nghiệp, dịch vụ có những bước nhảy vọt thần kỳ. Những công nghệ cũ tiêu hao nhiều tài nguyên và lao động dựa trên nền tảng điện - cơ khí được thay thế bởi những ngành nghề công nghiệp cao cấp chủ yếu dựa trên nền tảng hiện đại, tiêu hao ít các nguồn lực đầu vào, giảm suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP. Như vậy, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên gấp nhiều lần, trong khi mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng gần như không đổi.

Khoa học và công nghệ phát triển góp phần gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Áp dụng KH&CN vào quy trình sản xuất, tạo ra các vật liệu mới có thể giúp giảm chi phí sản xuất, cải tiến sản phẩm, đổi mới mẫu mã của sản phẩm, từ đó giúp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, gia tăng được lợi nhuận và quy mô của doanh nghiệp được mở rộng.

Khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế bởi vì KH&CN quyết định sự thay đổi của năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Trên phạm vi toàn cầu trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XX, một nửa tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc gia và 85% tăng trưởng thu nhập theo đầu người là do ứng dụng và khai thác nghiên cứu KH&CN. Tác động của KH&CN với một số quốc gia tiêu biểu cũng được ghi nhận, theo đó, đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1950 - 1985 của Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ lần lượt là 76%, 78%, 55%, 73%. Như vậy, phát triển KH&CN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế

Các Mác đã từng Dự kiến khi cả quả đât bước vào thời kỳ công nghiệp thì việc sản sinh ra sự phong phú sẽ không bị nhờ vào nhiều vào thời hạn lao động. Tuy nhiên điều này lại phụ thuộc vào rất nhiều vào thực trạng chung của khoa học cũng như sự tân tiến của kỹ thuật và cách con người ta ứng dụng khoa học kỹ thuật đó vào trong hoạt động giải trí sản xuất .

Như thế, Khoa học và Công nghệ không những tạo ra được các công cụ lao động mới cho con người mà còn mang đến cả những phương pháp sản xuất mới. Chính vì vậy mà nó mở ra một khả năng mới về kết quả sản xuất cũng như tăng năng suất cho lao động.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 23/11/2023