logo

Bài 5. Thực hành: Xác định sức sống của hạt

Bài 5: Thực hành xác định sức sống của hạt

I. CHUẨN BỊ

Hạt giống (lúa, ngô, đậu đỏ, …) từ 100 đến 200 hạt

Hộp Petri: 1

Panh (kẹp): 1

Dao cắt hạt: 1

Giấy thấm: 4 đến 5 tờ

Thuốc thử: 1 lọ. Thuốc thử do giáo viên chuẩn bị theo cách sau đây:

Cân 1 gam indicago (carmin), hoà tan trong 10ml cồn 960, thêm 90 ml nước cất, thu được dung dịch A

Lấy 2ml H2SO4 đặc, hoà tan trong 98ml nước cất, thu được dung dịch B

Lấy 20ml dung dịch B đổ vào dung dịch A, thu được thuốc thử.

II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Bước 1: Lấy mẫu khoảng 50 hạt giống, dùng giấy thấm lau sạch, xếp vào hộp Petri

Bước 2: Đổ thuốc thử vào hộp Petri sao cho ngập hạt. Ngâm hạt từ 10-15 phút

Bước 3: Sau khi ngâm, lấy hạt ra, dùng giấy thấm lau sach thuốc thử ở vỏ hạt

Bước 4: Dùng panh kẹp chặt hạt đặt lên tấm kính, dùng dao cắt đôi hạt, quan sát nội nhũ

- Nếu Nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết

- Nếu Nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống

Bước 5: Tính tỷ lệ hạt sống

- Trong đó B: số hạt sống

C: tổng số hạt thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm được ghi theo mẫu vào bảng sau:

Tổng số hạt thí nghiệm

Số hạt bị nhuộm màu (Hạt chết)

Số hạt không bị nhuộm màu (Hạt sống)

Tỉ lệ hạt sống (%)

50

40

10

20%

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

- Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mẫu bảng sau:

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả

Người đánh giá

Thực hiện quy trình

Tốt

Đạt

Không đạt

Tỉ lệ hạt sống (%)

Xem toàn bộ Soạn Công nghệ 10: Bài 5. Thực hành: Xác định sức sống của hạt