logo

Ví dụ định luật 1 Niu-tơn

Câu hỏi: Ví dụ định luật 1 Niu-tơn

Lời giải:

Đinh luật 1 Newton hay định luật quán tính được phát biểu như sau: Một vật thể sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu như không có một lực nào tác dụng lên nó hoặc nếu như tổng các lực tác dụng lên nó bằng không.

Ví dụ: đoàn tàu chỉ chuyển động khi chịu tác dụng của lực kéo của đầu tàu, chiếc xe đang chuyển động chỉ dừng lại khi chịu lực hãm

[CHUẨN NHẤT] Ví dụ định luật 1 Niu-tơn

Cùng Top lời giải tìm hiểu về định luật II và định luật III Niu tơn và áp dụng giải một số bài tập nhé!


1. Định luật II Niutơn

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.


2. Định luật III Niutơn

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cungg nằm trên một đường thẳng, có cùng phương nhưng ngược chiều.


3.Bài tập trắc nghiệm

CÂU 1: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiêu các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật dừng ngay.

B. vật đổi hướng chuyển động.

C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Chọn đáp án D.

Giải thích: Dựa vào định luật quán tính để giải thích.
Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

CÂU 2: Chọn câu đúng?

A. nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B. khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Chọn đáp án D.

CÂU 3: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng mặt bàn đã tác dụng một lực lên nó?

Bài làm:

Mặt bàn đã tác dụng một lực lên nó vì vật đã tác dụng một lực (trọng lực của vật) lên mặt bàn. Theo định luật III Newton thì bàn cũng tác dụng một lực lên nó.

CÂU 4: Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?

So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2.

A, 1,6 N, nhỏ hơn.

B, 16 N, nhỏ hơn.

C, 160 N, lớn hơn.

D, 4 N, lớn hơn.

Chọn đáp án B.

Giải thích:

Lực gây ra gia tốc cho vật là: F = m.a = 8.2 = 16 (N).

Trọng lượng của vật là: P = m.g = 8.10 = 80 (N).

CÂU 5: Trong tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.
Bài làm:

Cả hai ô tô nhận được một lực có độ lớn bằng nhau, cùng phương, ngược chiều và đặt vào hai ô tô.

Giải thích: áp dụng định luật III Newton.

Ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn, vì cùng độ lớn của lực, ô tô con có khối lượng nhỏ hơn nên gia tốc lớn hơn.

CÂU 6: Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi thức ăn một lực 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả “phản lực” (theo định luật III) bằng cách chỉ ra

a. độ lớn của phản lực;

b. hướng của phản lực.

c. phản lực tác dụng lên vật nào?

d. vật nào gây ra phản lực này?

Bài làm:

a. phản lực có độ lớn là 40 N.

b. hướng của phản lực: hướng từ trên xuống dưới.

c. phản lực tác dụng lên tay người xách.

d. vật gây ra phản lực: túi thức ăn.

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021

Tham khảo các bài học khác