logo

Chất rắn nào là chất rắn kết tinh?

Câu hỏi: Chất rắn nào là chất rắn kết tinh?

Trả lời:

Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể). 

Các đặc tính của chất rắn kết tinh. 

– Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. 

– Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước. 

– Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

+ Chất rắn đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim cương…

+ Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng. Ví dụ: thỏi kim loại…

Cùng Top lời giải tìm hiểu về chất rắn nhé.

[CHUẨN NHẤT] Chất rắn nào là chất rắn kết tinh?

I. Chất rắn kết tinh.

1. Cấu trúc tinh thể.

Tinh thể được cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học xác định, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể).

2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh.

a) Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ xác định.

Các chất rắn cấu tạo từ cùng nột loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất của chúng rất khác nhau.

b) Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

Chất đơn tinh thể đươc cấu tạo từ một tinh thể lớn hoặc nhiều tinh thể nhỏ liên kết theo một trật tự xác định tuần hoàn trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

Chất đa tinh thể được cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗ độn với nhau. Chất da tinh thể có tính đẳng hướng.

3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh.

- Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương được dùng làm mũi khoan, dao cát kính.

- Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau.


II. Chất rắn vô định hình

1. Khái niệm

Chất/ vật rắn vô định hình còn gọi là vật liệu vô định hình, là chất rắn ở trạng thái vật chất không cấu tạo từ tinh thể. Nói cách khác, các phân tử hay nguyên tử trong chất rắn này không nằm ở các vị trí có trật tự diện rộng mà là trật tự gần.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn là những chất này không có cấu trúc tinh thể và không có dạng hình học xác định. 

Ví dụ như thủy tinh khi đun nóng đầu tiên sẽ mềm và sau đó nóng chảy trong một khoảng nhiệt độ nhất định và trở thành vật rắn vô định hình. Nhờ đó, người ta có thể đúc hoặc thổi thành nhiều hình dạng khác nhau như bình hoa, ly thủy tinh…

2. Ứng dụng của chất rắn vô định hình

Các chất rắn vô định hình như thủy tinh, các loại nhựa, cao su... đã được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau vì chúng dễ tạo hình, không bị rỉ, không bị ăn mòn, giá thành rẻ....


III. Cách phân biệt chất rắn kết tinh và vô định hình

Như đã nói, chất rắn được chia thành 2 loại chính là kết tinh và vô định hình với những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt. Để tránh nhầm lẫn giữa vật liệu rắn kết tinh và rắn vô định hình, cùng xem ngay bảng so sánh cụ thể này nhé!

Đặc điểm

Vật rắn kết tinh

Vật rắn vô định hình

Kết cấu Các hạt, nguyên tử, ion hoặc phân tử cấu thành được sắp xếp theo các mô hình ba chiều đều đặn và xác định. Các hạt cấu thành được sắp xếp theo các mô hình ba chiều không đều, rất khó xác định.
Nhiệt độ nóng chảy Có nhiệt độ nóng chảy rõ ràng Khó xác định nhiệt độ nóng chảy. Có thể nóng chảy trong nhiều khoảng nhiệt độ.
Tính chất vật lí Có tính dị hướng, các tính chất vật lý của chúng không giống nhau theo mọi hướng. Có tính đẳng hướng, các tính chất vật lý của chúng giống hệt nhau theo mọi hướng.
Cấu trúc tinh thể Có cấu trúc tinh thể Không có cấu trúc tinh thể
icon-date
Xuất bản : 10/12/2021 - Cập nhật : 10/12/2021

Tham khảo các bài học khác