logo

Vẽ sơ đồ thể hiện sự cho và nhận các nhóm máu ở người

Có nhiều nhóm máu khác nhau, trong trường hợp hiến hoặc nhận máu, việc xác định nhóm máu rất quan trọng vì chỉ những người có nhóm máu phù hợp mới được truyền máu. Các nguyên tắc cơ bản của truyền máu phải dựa trên đặc điểm riêng cũng như cấu trúc mạch máu của từng nhóm máu.


Sơ đồ thể hiện sự cho và nhận các nhóm máu ở người

Vẽ sơ đồ thể hiện sự cho và nhận các nhóm máu ở người

Các nhóm máu ở người

Có nhiều nhóm máu khác nhau, và nhóm máu của mỗi người được xác định dựa trên các loại kháng nguyên có trên bề mặt tế bào hồng cầu. Trong trường hợp hiến hoặc nhận máu, việc xác định nhóm máu rất quan trọng vì chỉ những người có nhóm máu phù hợp mới được truyền máu. Tức là người cho và người nhận cần phải có các kháng nguyên giống nhau để hệ thống miễn dịch của con người không nhận ra các tế bào máu lạ và tấn công. Nếu truyền máu khác kháng nguyên xuất hiện biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong. Vì vậy, việc xác định đúng nhóm máu có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là các nhóm máu hiếm để phục vụ trong công tác cấp cứu, khám chữa bệnh.

Vẽ sơ đồ thể hiện sự cho và nhận các nhóm máu ở người

Kháng nguyên là các protein nằm trên các tế bào của hồng cầu. Sự phát triển của y học đã cho thấy sự đa dạng của các hệ thống nhóm máu nhưng cho đến nay được sử dụng rộng rãi chỉ có hai hệ thống nhóm máu cơ bản bao gồm: hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh. (nhóm máu Rh- hoặc Rh+). Gồm 8 nhóm máu cơ đó là:

Nhóm máu A+ (Rh dương tính).

Nhóm máu A- ( Rh âm tính).

Nhóm máu B+ (Rh dương tính).

Nhóm máu B- (Rh âm tính).

Nhóm máu AB+ (Rh dương tính).

Nhóm máu AB- (Rh âm tính).

Nhóm máu O+ (Rh dương tính).

Nhóm máu O- (Rh âm tính).


Nguyên tắc truyền máu cơ bản

Các nguyên tắc cơ bản của truyền máu phải dựa trên đặc điểm riêng cũng như cấu trúc mạch máu của từng nhóm máu. Do đó, trước khi thực hiện truyền máu, điều cơ bản nhất bạn cần biết là mình thuộc nhóm máu nào và đặc điểm của nhóm máu đó là gì.

Vẽ sơ đồ thể hiện sự cho và nhận các nhóm máu ở người

Truyền máu theo chỉ định và truyền cùng nhóm máu (theo hệ thống của nhóm máu ABO).

Ví dụ: Người nhóm máu B truyền máu nhóm B và người nhóm máu A truyền máu nhóm A; …

Nếu trong trường hợp cấp cứu, không bắt buộc truyền cùng nhóm máu. Tuy nhiên truyền máu cần đảm bảo nguyên tắc: Không để xảy ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu trong máu của người nhận và không truyền quá 2 đơn vị máu (500ml). 

Đối với hệ thống nhóm máu ABO: Nhóm máu O có thể truyền cho các nhóm máu còn lại; nhóm A và B truyền được cho nhóm AB; nhóm AB không truyền được cho 3 nhóm máu còn lại. 

Đối với nhóm máu Rh: Nhóm máu Rh+ có thể nhận cả máu Rh+ và Rh-, trong khi nhóm máu Rh- chỉ có thể nhận máu Rh-.

Trước khi truyền máu, bạn nên thực hiện đầy đủ xét nghiệm nhóm máu và kiểm tra kĩ chất lượng túi máu. Cần phải đảm bảo máu truyền không nhiễm các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai…

Thực hiện phản ứng chéo tại giường trước khi truyền: Trộn hồng cầu của máu cho với huyết thanh của máu nhận và ngược lại. Nếu cả hai không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì sẽ tiến hành truyền máu cho bệnh nhân.

Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình truyền máu.

+ Thực hiện phản ứng sinh vật Ochlecber.

+ Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi truyền máu.

------------------------------

Như vậy, qua bài viết trên các bạn đã có những kiến thức liên quan đến sự cho và nhận các nhóm máu ở người cũng như nguyên tắc cơ bản trong truyền máu. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ đem đến sẽ giúp các bạn những kiến thức thật bổ ích nhé!

icon-date
Xuất bản : 03/12/2022 - Cập nhật : 15/07/2023