logo

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

Đường giới hạn khả năng sản xuất trong tiếng Anh là Production possibility frontier, viết tắt PPF. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức độ phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibilities frontier - PPF) là một biểu đồ cho thấy các sự kết hợp giữa các mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất với các nhân tố sản xuất và công nghệ hiện có. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu rõ hơn về cách Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất ở phần nội dung bên dưới nhé!


1. Định nghĩa Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production possibility frontier - Đường PPF)

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

Đường giới hạn khả năng sản xuất trong tiếng Anh là Production possibility frontier, viết tắt PPF. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức độ phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibilities frontier - PPF) là một biểu đồ cho thấy các sự kết hợp giữa các mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất với các nhân tố sản xuất và công nghệ hiện có.

>>> Thao khảo: Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở?


2. Đặc trưng đường giới hạn khả năng sản xuất

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

- Là một đường cong, lõm về góc tọa độ

- Thể hiện sự khan hiếm của nguồn lực.

- Bên trong của đường giới hạn, thể hiện các nguồn lực chưa được sử dụng hết hay tình trạng không hiệu quả (Efficiency).

- Hiệu quả (Efficiency):

Effective nghĩa là có hiệu quả, đem lại kết quả như mục đích sử dụng. Khác với effective là efficiency không chỉ là có hiệu quả mà còn là hiệu quả cao, năng suất cao, mang lại kết quả tối ưu.

- Bên ngoài của đường giới hạn,  thể hiện sự gia tăng của các nguồn lực và công nghệ tiên tiến.

- Chi phí cơ hội (Opportunity Cost): để có được hay sản xuất được thêm một hàng hóa thì phải giảm sản xuất một hay một số hàng hóa khác (cơ hội bị mất). Chẳng hạn: Điểm C → A

- Giới hạn khả năng sản xuất biểu hiện quan hệ đánh đổi giữa các mặt hàng. Sản xuất mặt hàng này nhiều hơn thì sản xuất mặt hàng khác ít hơn.

- Các điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không thể đạt được vì chúng đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực hơn so với nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế.

- Các điểm nằm trong đường giới hạn là những điểm không hiệu quả và chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có.

>>> Thao khảo: Mục đích của nhà sản xuất là?


3. Ý nghĩa về đường giới hạn khả năng sản xuất

Một đường giới hạn khả năng sản xuất cho ta thấy các số lượng hàng hóa tối đa mà xã hội có thể có được trong một giới hạn nhất định về nguồn lực. Như trên ta đã nói, điểm E là điểm không khả thi, vì với lượng nguồn lực khan hiếm hiện có, người ta không thể tạo ra được các khối lượng hàng hóa như điểm này biểu thị. Tuy nhiên, xã hội có thể sản xuất được tại điểm E nếu như nó có nhiều yếu tố sản xuất hơn, hoặc có được những công nghệ sản xuất tiên tiến hơn. Gắn với trạng thái mới về các nguồn lực (bao hàm cả trình độ công nghệ sản xuất), nền kinh tế của xã hội lại có một đường giới hạn khả năng sản xuất mới. Khi các nguồn lực gia tăng (theo thời gian, xã hội tích lũy được nhiều máy móc thiết bị hơn, tìm ra được các phương pháp sản xuất tiên tiến hơn v.v…), đường giới hạn khả năng sản xuất của xã hội dịch chuyển ra phía ngoài. Giới hạn khả năng sản xuất được mở rộng tạo khả năng cho xã hội có thể có thể sản xuất được nhiều hơn cả hàng hóa X lẫn hàng hóa Y.

Sự khan hiếm nguồn lực buộc xã hội và các doanh nghiệp phải lựa chọn các điểm nằm trong hoặc trên đường giới hạn khả năng sản xuất, từ đó chấp nhận thực tế về sự khan hiếm của các nguồn lực và phải chọn các phương án phân bổ nguồn lực một cách tối ưu.


4. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

Bạn có thể vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất trong MS word theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ dữ liệu.

Ở bước này, bạn hãy chuẩn bị các tổ hợp sản lượng của 2 hàng hóa X và Y.

Như ví dụ trên, chúng ta có bộ các tổ hợp sản lượng là bảng số 1.

Bước 2: Trên MS Word, bạn chọn Insert, sau đó chọn Chart.

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

Trong thư viện biểu đồ bạn chọn biểu đồ “X Y Tán Xạ” (Scatter)

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

 

Tiếp tục, bạn chọn Scatter with Smooth Lines and Maker (Biểu đồ tán xạ với đường trơn), với mục đích nối các điểm X, Y bị phân tán để hình thành đường PPF.

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

Bước 3:

– Sau khi biểu đồ mẫu hiện ra, nếu có cửa sổ Excel xuất hiện kèm theo thì bạn hãy nhập các giá trị X, Y tương ứng thay thế cho giá trị mặc định.

– Nếu không kèm theo cửa sổ Excel thì bạn click chuột trái vào biểu đồ, sau đó chọn “Edit data”.

– Tại giao diện file Excel mới hiện ra, bạn hãy nhập các tổ hợp sản lượng X, Y tương ứng.

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất

Bước 4: Sau khi nhập các tổ hợp sản lượng bạn hãy tắt File/Cửa sổ Excel đi (không cần lưu), ngay lập tức bạn sẽ có biểu đồ PPF.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã hướng dẫn bạn “Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất?” Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 22/08/2022