logo

Trưng thu lương thực thừa là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Trưng thu là biện pháp pháp luật được thực hiện bởi Nhà nước hay một cơ quan nhà nước trưng thu tài sản của công dân, tổ chức, cơ quan để sử dụng vào việc công hoặc trưng thu tài sản bị pháp luật coi là tồn tại không hợp pháp, vô chủ...Chế độ trưng thu lương thực thừa là phương thức thu lương thực một cách đặc trưng, tận thu tận dụng tất cả các phương pháp thu hoặc mua để có được lượng lương thực theo chỉ tiêu mà nhà nước đề ra. Để hiểu rõ trưng thu lương thực thừa là gì ? Mời bạn đọc cùng Toploigiai theo dõi nội dung bài viết dưới đây.


1. Trưng thu lương thực thừa là gì.

Chế độ trưng thu lương thực thừa là phương thức thu lương thực một cách đặc trưng, tận thu tận dụng tất cả các phương pháp thu huặc mua để có được lượng lương thực theo chỉ tiêu mà nhà nước đề ra.

Đối với chế độ trưng thu lương thực thừa, người dân làm được bao nhiêu phải nộp cho nhà nước, đến kì hạn thì đến nhận thóc, dẫn đến sự bất công bằng với nông dân (vì người nông dân làm chung trên một thửa ruộng, dù làm ít hay nhiều thì vẫn được phát lương thực trong khi một số người làm nhiều hơn).

>>> Tham khảo: Theo em, các quốc gia cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực?

Trưng thu lương thực thừa là gì

2. Các đối tượng tài sản được áp dụng biện pháp trưng thu

- Những tài sản vô chủ, những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà không biết rõ người quản lí, sử dụng, đã thông báo theo luật định song vẫn không có người đến nhận;

- Những tài sản, tài nguyên, vật quý hiếm do những người không phải là chủ sở hữu, người quản lí, sử dụng hợp pháp tìm thấy, đào thấy hoặc khai quật, khai thác được...

   Nhìn chung, các tài sản bị Nhà nước áp dụng biện pháp trưng thu không đơn thuần là những tài sản bất hợp pháp, mà có những điều kiện nhất định như chủ sở hữu, người quản lí, sử dụng hợp pháp tài sản đó bỏ trổn, không thừa nhận tài sản hoặc tài sản vô chủ; sự tồn tại của tài sản không phù hợp pháp luật.


3. Quy định pháp luật về trưng thu

Điều I: Trong thời kỳ quốc gia còn cần phải bảo vệ và củng cố nền độc lập trên khắp địa hạt Việt Nam các nhà chức trách quân sự hoặc hành chính, định trong Điều thứ 3, nếu không điều đình thoả thuận được với tư nhân thì có quyền:

- Trưng dụng bất động sản;

- Trưng thu hoặc trưng dụng động sản;

- Trưng tập người, để dùng vào việc cần thiết cho quốc gia.

Điều II: Khi nhà chức trách trưng thu vật gì, nghĩa là sung công quyền sở hữu vật đó, thì tư nhân bắt buộc phải nhường hẳn vật ấy cho Nhà nước.

Khi Nhà nước trưng dụng vật gì, nghĩa là sung công quyền sử dụng của nó thôi, thì tư nhân vẫn là chủ của cải bị trưng dụng duy phải để cho Nhà nước dùng của cải ấy trong một thời hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước. Dùng xong, Nhà nước lại hoàn lại của cải ấy cho người chủ.

Về bất động sản Nhà nước chỉ trưng dụng thôi chứ không trưng thu.

Trưng dụng các xưởng hoặc các sở tư là bắt những xưởng và sở ấy sản xuất, chế tạo, vận tải, chuyên chở hoặc làm những việc khác cho Chính phủ.

Trưng tập người là bắt những người ấy phải làm cho Nhà nước trong một thời hạn định trước hoặc không định trước những việc thuộc về quân sự hoặc về một công vụ nào khác.

Điều III: Khi quân đội cần trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ở một chiến khu nào thì lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập do viên chỉ huy quân đội của chiến khu ấy cấp cho, rồi thông tri cho Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ biết.

Các Bộ trưởng có quyền phát lệnh trưng tập. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông có thêm quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng để dùng vào những việc có liên can đến mỗi Bộ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể uỷ quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng cho các Uỷ ban nhân dân mỗi kỳ hoặc các Uỷ ban nhân dân hàng tỉnh.

Bộ trưởng Bộ giao thông có thể uỷ quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng cho các Giám đốc công chính các kỳ.

Lệnh trưng thu hoặc trưng dụng phải báo cho người chủ tài sản biết trước khi chiếm giữ đồ vật, của cải trừ những trường hợp khẩn bách không kể.

Điều IV: Mệnh lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập phải viết trên phiếu xé ở một quyển sổ có cuống. Trong mệnh lệnh ấy phải biên rõ tên họ chức vị của người ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, tên của người có của bị trưng thu, trưng dụng hoặc của người bị trưng tập, ngày và nơi thi hành sự trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, vật hạng bị trưng thu, trưng dụng hoặc số người bị trưng tập. Nhà chức trách ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ký vào phiếu ấy.

Điều V: Viên chức nào thi hành sự trưng thu hoặc trưng dụng phải giao cho người có của phiếu lệnh trưng thu hoặc trưng dụng. Khi ấy nếu thuộc vào trường hợp trưng thu và trưng dụng tài sản thì chủ có của sẽ làm hai bản kê khai rõ chi tiết những bất động sản bị trưng dụng và những động sản bị trưng thu hoặc trưng dụng, rồi đưa cho người đi, thi hành việc, trưng thu hoặc trưng dụng, xem, để người này kiểm soát lại ký nhận rồi giữ lấy một bản còn một bản thì giao cho chủ có của. Lúc giả lại cũng làm bảng mục lục kê rõ đồ vật.

Điều VI: Bất cứ lúc nào nhà chức trách cũng có thể đổi trưng dụng ra trưng thu.

Điều VII: Số tiền bồi thường cho chủ có của bị trưng thu hoặc trưng dụng sẽ tính theo sự thiệt hại mà người chủ có của đã phải chịu lúc trưng thu hay trưng dụng.

Về những của cải bị trưng dụng thì tiền bồi thường sẽ căn cứ vào sự thiệt hại do sự không được hưởng dụng của cải ấy mà tính. Tính thiệt hại thì căn cứ vào lợi tức trung bình trong năm năm cuối cùng trước ngày sung công.

Ở trường hợp nhà chức trách trưng dụng nếu về sau lại đổi ra trưng thu, hoặc nếu tới lúc phải hoàn lại của cải cho người chủ, mà của đó không còn nữa vì đã bị mất, hoặc bị hoại, bị hư hỏng thì số tiền bồi thường cho chủ có của sẽ tính theo giá của tài sản ấy lúc thi hành sự trưng dụng đầu tiên. Nếu chủ có của đã nhận ít nhiều tiền bồi thường về sự trưng dụng rồi thì số tiền đó sẽ phải tính sổ trừ đi.

Điều VIII: Nếu không điều đình thoả hiệp được với tư nhân thì việc ấn định tiền bồi thường cho chủ có của sẽ để những Uỷ ban ước giá đảm nhận. Một sắc lệnh sẽ ấn định sau những người nào dự vào Uỷ ban cùng công việc, trụ sở, địa phương thẩm quyền và những quy tắc làm việc của Uỷ ban.

Điều IX: Nếu trưng thu tài sản thì số tiền bồi thường sẽ giả ngay một lúc. Nếu trưng dụng thì số tiền bồi thường sẽ giả từng kỳ một, thời hạn mỗi kỳ sẽ theo sự thoả thuận của nhà chức trách đứng trưng dụng và chủ có của bị trưng dụng, hoặc do Uỷ ban ước giá bồi thường định.

Điều X: Về trường hợp trưng dụng xưởng hoặc sở tư nếu không điều đình thoả hiệp được với tư nhân thì việc ấn định tiền bồi thường hoặc giá các nguyên liệu cũng sẽ do một Uỷ ban tổ chức như trên đảm nhiệm.

Điều XI: Những người bị trưng tập không được hưởng bồi thường gì cả, Nhà nước chỉ hoàn lại cho họ tiền phí tổn đi đường và giả lương hoặc công cho họ trong thời gian họ làm việc. Bất cứ lúc nào Nhà nước cũng có thể thôi không dùng họ nữa.

Điều thứ XII: Người nào nhận được lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập mà không tuân thì có thể bị phạt tiền từ một trăm đồng (100đ) đến hai nghìn đồng (2.000đ) và phạt tù từ sáu ngày đến ba tháng hay bị một trong hai thứ trừng phạt ấy. Toà án có thể cho phạm nhân hưởng án treo.

Người nào tái phạm có thể bị phạt tiền từ ba nghìn đồng (3.000đ) đến hai vạn đồng (20.000đ) và phạt tù từ hai tháng đến hai năm.

----------------------------

Như vậy, qua bài viết trên đây Toploigiai đã giải đáp câu hỏi “Trưng thu lương thực thừa là gì ?” và cung cấp kiến thức về trưng thu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 31/08/2022 - Cập nhật : 31/08/2022