logo

Giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm chung là?

Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hai phạm trù quan trọng trong kinh tế, nó giúp cho các nhà làm kinh tế có thể biết được nền kinh tế của mình đang ở hướng phát trển hay suy thoái từ đó dẫn đến những kế hoạch phát triển phù hợp. Vậy, giá trị thặng sư và lợi nhuận có điểm chung là gì? Cùng Toploigiai tìm hiểu nhé!


1. Lợi nhuận là gì?

Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.

Sự phân hoá và phân công lao động càng sâu sắc thì việc trao đổi, mua bán càng phát triển bởi con người ngày càng phải lệ thuộc vào các sản phẩm của nhau, xu hướng muốn đổi hoặc mua được nhiều sản phẩm của người khác từ số ít sản phẩm của mình (về mặt giá trị) cũng xuất hiện và ngược lại, do nhu cầu cấp thiết mà có nhiều người sẵn sàng đem nhiều cái mình có để đổi lấy một ít cái mình cần. Điều này có nghĩa là có nhiều người thu được nhiều hơn và có nhiều người thu được ít hơn những cái mà sức lao động của họ mang lại. Nói cách khác, sự trao đổi, mua bán không công bằng ra đời từ quá trình phân hoá và phân công lao động.

Qua đó, lợi nhuận được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí mà họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Lợi nhuận chính là phần kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Đồng thời, yếu tố này cũng trở thành cơ sở để để làm nền tảng đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Lợi nhuận có nguồn gốc từ đâu?


2. Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư được xem là khái niệm trung tâm của nền kinh tế. Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.

Để có đươc giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định. Trình độ đó phản ánh, ngươi lao động chỉ phải hao phí một phần thời gian lao động là có thể bù đắp được giá trị hàng hóa sức lao động, bô phận này là thời gian lao động thiết yếu.

Giả sử sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện dưới hình thái sản xuất cụ thể là sản xuất sợi và trong quá trình sản xuất này, nhà tư bản thuần túy chỉ đóng vai trò là chủ sở hữu và chỉ có người công nhân là người lao động trực tiếp.

Giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm chung là

Để có được giá trị thặng dư, thời gian lao động phải vượt quá cái điểm bù là giá trị sức lao động.

Như vậy, giá trị thặng sư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.

>>> Tham khảo: Tổng thặng dư có thể được tính toán như thế nào?


3. Giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm chung là gì?

Cùng là hai phạm trù quan trọng quyết định nền kinh tế. Vậy, Giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm chung là gì?

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hoá đo có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí tư bản.

Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m.

Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p

So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:

Giống nhau, giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm chung là đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

Qua đó, Giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm chung đều là kết quả của quá trình lao động không công của người lao động.

Giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm chung là

--------------------------------

Như vậy, qua những nội dung trên Toploigiai đã giải đáp cho các bạn câu hỏi giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm giống là? Chúng tôi cũng đã đưa vào những nội dung bổ ích có liên quan đến câu hỏi, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.

icon-date
Xuất bản : 14/09/2022 - Cập nhật : 14/09/2022