logo

Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất: Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ công cụ lao động và người lao động, trình độ tổ chức, phân công lao động xã hội và trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về lực lượng sản xuất qua bài viết dưới đây nhé!


1. Lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn được dùng trong quá trình sản xuất của xã hội qua các thời kỳ nhất định, về mặt cấu trúc thì lực lượng sản xuất của xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho việc sản xuất.

Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở

Khái niệm lực lượng sản xuất được dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ, … của quá trình sản xuất từ đó tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với ý nghĩa như vậy lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

Trong bất cứ một xã hội nào để tạo ra của cải, vật chất cho xã hội không chỉ có người lao động mà còn phải có cả tư liệu sản xuất. Bởi lẽ nếu không có công cụ lao động phục vụ cho quá trình lao động thì con người sẽ không thể tác động để tạo ra của cải vật chất.

>>> Xem thêm: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất


2. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở đâu?

Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất để tạo nên của cải cho xã hội và đảm bảo được sự phát triển của con người.

Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ công cụ lao động và người lao động, trình độ tổ chức, phân công lao động xã hội và trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.

+ Công cụ lao động là một bộ phận quan trọng của tư liệu lao động nó tác dụng trực tiếp vào đối tượng lao động, quy định trực tiếp năng suất lao động. Trình độ công cụ lao động là yếu tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.[1] Chẳng hạn như người nông dân cày ruộng bằng con trâu và cái cày trên một mảnh ruộng thì công cụ lao động của người nông dân là con trâu và cái cày.

+ Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện. Có hai loại phân công lao động là phân công lao động cá biệt và phân công lao động xã hội.

+ Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

>>> Xem thêm: Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất


3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) tạo thành quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.

Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó. Trong đòi sống hiện thực, không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó.

Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng nhưng trong đó, vai trò quyết định thuộc về lực lương sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết để thúc đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.

Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thông nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.

-----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi: “Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở đâu?”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 22/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads