logo

Vật thể tự nhiên là gì?

Vật thể tự nhiên gồm con người, cây cỏ hoa lá cành, động vật . . . như vậy thì Vật thể tự nhiên bao gồm tất cả những gì mà tự nhiên tạo ra, chúng có sẵn trong tự nhiên mà không bị tác động dưới bàn tay của con người tạo nên vật thể đó.


Câu hỏi: Vật thể tự nhiên là gì?

Trả lời: 

Vật thể tự nhiên gồm con người, cây cỏ hoa lá cành, động vật . . . như vậy thì Vật thể tự nhiên bao gồm tất cả những gì mà tự nhiên tạo ra, chúng có sẵn trong tự nhiên mà không bị tác động dưới bàn tay của con người tạo nên vật thể đó.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Vật thể, chất

[CHUẨN NHẤT] Vật thể tự nhiên là gì?

– Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.

– Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

+ Vật thể tự nhiên: cây, núi, sông, đá,…

- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.

VD: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,… ; trong thân cây mía gồm các chất: đường (tên hóa học là saccarozo), nước, xenlulozo,…; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

+ Vật thể nhân tạo: bàn ghế, sách vở, đèn điện,…

- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp mộit số chất.

VD: ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…

– Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

Xem thêm:

>>> Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên hai vật thể nhân tạo?


2. Tính chất của chất

– Tính chất của chất gồm: tính chất vật lý và tính chất hóa học.

Tính chất vật lý: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan hay không tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng cháy, khối lượng riêng…

Tính chất hóa học: Khả năng phân hủy, tính cháy được…

– Làm thế nào để biết được tính chất của chất:

+) Quan sát

+) Dùng dụng cụ đo

+) Làm thí nghiệm

– Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

+ Giúp nhận biết và phân biệt chất này với chất khác

+) Biết cách sử dụng chất

+) Biết cách ứng dụng chất vào đời sống và sản xuất


3. Chất tinh khiết là gì? Hỗn hợp là gì

[CHUẨN NHẤT] Vật thể tự nhiên là gì? (ảnh 2)

– Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. Ví dụ: nước khoáng, nước suối, nước ao, nước muối…

Hỗn hợp gồm có 2 loại (phần mở rộng):

+ Hỗn hợp đồng nhất: là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

Ví dụ: Hỗn hợp nước và rượu; nước khoáng, nước muối, nước đường

+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước.

+ Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

– Chất tinh khiết: là chất có những tính chất nhất định.

– Dựa vào tính chất vật lý khác nhau mà ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước.

– Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.


4. Bài tập về chất

Bài 1: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

A. Lọc

B. Dùng phễu chiết

C. Chưng cất phân đoạn

D. Đốt

Lời giải: 

Dựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.

Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.

Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 2: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:

A. Đường và muối.          

B. Bột than và bột sắt.

C. Cát và muối.    

D. Giấm và rượu

Lời giải: 

Cát và muối hòa tan vào trong nước dư → lọc phần chất rắn không tan thu được cát

Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi → thu được muối khan

Do vậy tách riêng được cát và muối

Đáp án cần chọn là: C

Bài 3

a) Nêu 2 ví dụ về

+ Vật thể tự nhiên: động vật, sông suối.

+ Vật thể nhân tạo: xe đạp, trái bóng bàn

b) Tại sao nói: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

Trả lời: Vì mỗi vật thể đều được tạo nên từ một hay nhiều chất khác nhau, nên có thể nói “ở đâu có chất, ở đó có vật thể”.

Bài 4. Kể tên 3 vật thể làm bằng:

a) Nhôm: Cây giá múc canh, móc phơi đồ, ấm đun nước

b) Thủy tinh: Cốc uống nước, gương soi, bóng đèn

c) Chất dẻo: ca đựng nước, cây thướt kẻ, đôi dép

Bài 5: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

A. Màu sắc.

B. Tính tan trong nước.

C. Khối lượng riêng.        

D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Lời giải: 

Màu sắc có thể quan sát bằng mắt thường.

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 21/05/2022 - Cập nhật : 21/05/2022