logo

Vào phủ Chúa Trịnh Ngữ văn 11 nâng cao

Vào phủ Chúa Trịnh Ngữ văn 11 nâng cao

Vào phủ Chúa Trịnh Ngữ văn 11 nâng cao ngắn gọn, hay nhất

1. Tác giả Lê Hữu Trác

- Lê Hữu Trác (1724 – 1791) tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê cha ở Hưng Yên, quê mẹ ở Hà Tĩnh.

- Ông là một danh y đồng thời là nhà văn nhà thơ lớn.

- Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.


2. Tác phẩm Thượng kinh ký sự

- Thượng kinh ký sự là tập nhật kí bằng chữ Hán, in ở cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”, được viết bằng chữ Hán.

- Thể loại: Vào phủ chúa Trịnh thuộc thể loại Kí sự.

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán.

- Nội dung chính: miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe, nhân dịp Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả.

- Bố cục

Bố cục Vào phủ chúa Trịnh được chia làm 4 phần chính, bao gồm:

+ Phần 1: Quang cảnh bên ngoài phủ chúa.

+ Phần 2: Những điều mắt thấy tai nghe khi vào phủ chúa

+ Phần 3: Quang cảnh khi đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử

+ Phần 4: Tác giả nhận định và đề ra phương án chữa bệnh


I- BÀI TẬP

1. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 9. 

2. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 10.

3. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 10.

Câu 4. Hãy phân tích suy nghĩ sau đây của Lê Hữu Trác : “Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường !”.

Câu 5. Cuộc sống giàu sang của chúa khác hẳn cuộc sống người thường được Lê Hữu Trác miêu tả qua những chi tiết nào trong đoạn trích 

Câu 6. Bài tập nâng cao, sách giáo khoa, trang 10.


II- GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

1. Câu hỏi 1

a) Trong đoạn trích, Lê Hữu Trác đã dùng bốn lần tò thánh chỉ (gồm “có thánh chỉ triệu cụ vào”, “có thánh chỉ triệu”, “nay vâng thánh chỉ vào kinh”, “để chờ xem thánh chỉ như thế nào”), ba lần từ thánh thượng (“ thánh thượng cho phép cụ vào hầu mạch”,”thánh thượng đang ngự ở đấy”, “thánh thượng thường vẫn ngồi trên ghế rồng  này”) và một lần từ thánh thể (“tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác”).

b) Chữ thánh trong từ thánh chỉ, thánh thượng dùng để chỉ chúa Trinh Sâm (bảy lần), còn trong từ thánh thể dùng để chỉ thế tử Trịnh Cán.

c) Chữ thánh nguyên dùng để nói về những người tài trí siêu phàm hơn hẳn mọi người, cái gì cũng biết, quang minh chính đại và giáo hoá được mọi người. Từ nghĩa đó, sau này, người ta ghép nó với một số từ để chuyên chỉ về nhà vua.

Thánh thượng là từ dùng để tôn xưng đức vua. Thánh chỉ là  ý chỉ, mệnh lệnh, chỉ dụ của vua. Còn thánh thể dùng để chỉ thân thể nhà vua.

Theo thể chế thời phong kiến, chúa là bề tôi của vua cho nên không được phép dùng chữ “thánh”. Trong đoạn trích, các chữ thánh chỉ, thánh thượng, thánh thể được dùng để phản ánh sự lộng quyền, tiếm lễ của chúa Trịnh bấy giờ. Là nhà nho, Lê Hữu Trác chẳng phải không biết điều này, nhưng ông cố tình dùng như vậy nhằm mỉa mai chúa Trịnh lộng quyền…

2. Câu hỏi 2

 a) Hệ thống quan lại, quân lính, cung tần, người hầu kẻ hạ,… trong phủ chúa Trịnh bấy giờ rất đông, gồm : quan Chánh đường Huy Quận công, quan truyền mệnh (truyền lệnh, truyền chỉ), người truyền mệnh, người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan hầu cận, quan nội thần, quan tả viện, tiểu hoàng môn, các vị lương y của sáu cung, hai viện, người đứng hầu hai bên, các phi tần chầu chực, cung nhân đứng xúm xít, lính khiêng cáng, đầy tớ của quan Chánh đường, thị vệ, b) Số lượng cùng chức vụ và tính chất của những người phục vụ đó cho thấy uy quyền của nhà chúa và hệ thống quan liêu ăn bám rất lớn. Phủ chúa chẳng những giống mà còn hơn cả cung vua. Sự thực ấy không chỉ được Lê Hữu Trác phản ánh mà sử sách bấy giờ ghi chép cũng rất nhiều quân sĩ.

3. Câu hỏi 4

   Cảnh khám bệnh cho thế tử Cán vô cùng khẩn trương, nhộn nhịp. Tuy tác giả không hề dùng trực tiếp các từ hối hả, tấp nập, khẩn trương,… Ngay từ “sáng tinh mơ” Lê Hữu Trác đã bị hối thúc bởi “tiếng gõ cửa rất gấp”, người đưa tin thì “thở hổn hển” vì phải “chạy” để báo tin cho kịp, lính thì đã đem cáng đến chờ sẵn ở ngoài cửa và yêu cầu phải “vào phủ chầu ngay”.

   Không khí đi đường được miêu tả vừa buồn cười, vừa đáng thương. Đầy tớ phải  “chạy đàng trước hét đường”, cáng thì  “chạy như ngựa lồng” khiến người được khiêng bị xóc “khổ không nói hết”..,..

    Khi bước chân vào cửa phủ chúa, không khí càng gấp gáp hơn. Người giữ cửa thì truyền báo “rộn ràng”, người khác thì “qua lại như mắc cửi”,…

    Người  tường thuật tuy không bộc lộ thái độ của mình bằng ngôn ngữ trực tiếp, nhưng cách xưng hô về chúa Trịnh, cách miêu tả nói trên…, tự chúng toát ra một giọng điệu hài hước và mỉa mai.

Câu 4.

    Trước hết, điều tác giả nhận xét là hoàn toàn có thật. Lê Hữu Trác vốn là con của quan Hữu thị lang bộ Công, ông nội làm Hiến sát sứ, chú ruột là Thượng thư, bác một là Giám sát ngự sử, em ruột là Tiến sĩ, anh họ là Thị thư,… Bản thân tác giả cũng đã được tập ấm, từng theo cha ở trong cung học. Sau, nhận thấy, “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người” nên chuyển sang làm nghề thuốc. Chính vì thế, Lê Hữu Trác hoàn toàn đúng khi nói : “Mình vốn con quan, sinh trường ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết”.

    Cấm thành là nơi vua ở, canh phòng nghiêm mật. Ấy vậy mà, chỗ nào tác giả cũng đã từng biết. Duy phủ chúa là nơi ông “mới chỉ nghe nói”. Điều đó càng chứng tỏ rằng, phủ chúa là nơi còn tôn nghiêm hơn cả cung vua. Qua đấy, chúng ta càng thấy quyền uy của chúa Trịnh và sự mỉa mai của tác giả.

Câu 5.

   Cuộc sống giàu sang của chúa khác hẳn cuộc sống người thường được Lê Hữu Trác miêu tả trong suốt cả đoạn trích, từ không khí “triệu” người vào phủ, từ cách phải “đi cửa sau”, “ra vào phải có thẻ”, “ăn mặc cớ vẻ lạ lùng” thì bị giữ lại, lính gác cầm giáo mác nghiêm cẩn, cảnh hành lang, đường đi, vườn cây, điếm Hậu mã, “phòng chè”, bữa cơm trong phủ,… đến nơi ở, đồ dùng, cách “hầu mạch” thế tử,…

Ấn tượng bao quát về cảnh phồn hoa khác hẳn người thường của chúa còn được tác giả ghi lại trong bài thơ Đường luật: 

                                            Kim qua vệ sĩ ủng kim môn,

Chính thị Nam thiên đệ nhất tôn.

Hoạ các trùng lâu lăng bích hán,

    Chu liêm ngọc hạm chiếu triêu đôn.

         Cung hoa mỗi tống thanh hương trận,

Ngự uyển thời văn anh vũ ngôn.

Sơn dã vị tri ca quản địa,            

           Hoảng như ngư phủ nhập đào nguyên.

       (Dịch nghĩa :

Vệ sĩ gác cửa son cầm giáo ; đây chính là nơi tôn nghiêm nhất trời Nam.

Gác vẽ, lầu cao vươn tới trời xanh ; rèm châu, thềm ngọc rực sáng vào sớm mai.

Mỗi khi có gió, hoa trong cung từng trận phả hương thơm mát; vườn ngự uyển luôn luôn nghe tiếng chim anh vũ hót.

(Ta) người nơi thôn dã chưa biết tới chốn phồn hoa này ; nên ngỡ ngàng như ngư phủ lạc vào động tiên)

Câu 6. Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác hiện lên rõ nét.

−Lê Hữu Trác − nhà văn, nhà thơ. Đoạn trích học đã thể hiện tài năng viết văn, làm thơ của tác giả ; bài thơ đã khái quát được cảnh giàu sang của chúa khác hẳn người thường. Lời thơ pha một chút châm biếm, từ ngữ đăng đối, ý tứ sâu xa.

−Lê Hữu Trác − bậc túc nho, tính tình thâm trầm, hóm hỉnh, luôn mỉm một nụ cười kín đáo châm biếm chúa Trịnh.

−Lê Hữu Trác − một danh y từ tâm và am hiểu y lí sâu sắc. Quan niệm chữa bệnh của ông khác hẳn các danh y của hai cung, sáu viện.

    Vì y lí sâu sắc, lại có lòng từ tâm của một bậc danh y, nên ờ tác giả có sự mâu thuẫn khó xử : nếu chữa chạy cho thế tử Cán khỏi bệnh, sẽ được chúa trọng dụng, nghĩa là bị giữ lại trong cung không được về với núi xưa vườn cũ, nhưng nếu không hết lòng vì con bệnh thì trái với đạo đức của bậc lương y. Cuối cùng, y đức thắng sở thích ẩn dật của bậc trí ẩn. Lê Hữu Trác đành phải tận tâm chữa bệnh cho thế tử Cán. Chỉ tiếc rằng, chúa và những kẻ “quân sư” cho chúa không dám dùng phương thuốc của ông.

icon-date
Xuất bản : 22/09/2021 - Cập nhật : 23/09/2021