logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Vào phủ Chúa Trịnh

Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Khái quát tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh

Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh (trong 10 phút)

Câu 1 

Quang cảnh phủ chúa Trịnh được Lê Hữu Trác miêu tả khá chi tiết theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể. Bước vào phủ chúa Trịnh phải đi qua mấy lần cửa, mỗi cửa đều có lính canh, canh giữ nghiêm ngặt. Ấn tượng đầu tiên đối với Lê Hữu Trác là cảnh trí khác lạ: “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua sắc, gió đưa thoang thoảng mùi hương.” Khung cảnh được miêu tả đầy xa hoa, lộng lẫy với những đại đồng, quyền bổng, gác tía, kiệu son, mâm vàng, chén bạc,… Đặc biệt, nội cung của thế tử, tuy chỉ là của một đứa trẻ nhưng được bày trí không kém phần xa hoa, có sập vàng, ghế rồng, nệm gấm, màn là,… Nguyễn Hữu Trác đã thành công khắc họa khung cảnh phủ chúa cực kỳ xa hoa, lộng lẫy.

Bên cạnh đó, tác giả cũng miêu tả rõ nét cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách nơi phủ Chúa. Sự kiểu cách thể hiện trước nhất qua việc muốn vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường. Khi vào đến phủ Chúa, đi qua các cửa phải có thẻ bài, phải có người vào thông bảo. Người làm đi đi lại lại tấp nập, kẻ phục vụ, người giữ cửa truyền báo rộn ràng. Trong Đông cung, mặc dù thế tử chì là một đứa trẻ, nhưng mọi người vẫn phải giữ thái độ tôn kính, lễ độ, đủ phép tắc. Nhà văn không được gặp trực tiếp Chúa, nhưng mọi việc đều phải hỏi ý kiến ngài. thông qua quan Chánh đường.Vì thế tử bị ốm mà phải có tới 7, 8 thầy thuốc túc trực, người hầu hạ hai bên. Tình tiết đẩy lên cao trào khi tác giả mặc dù nhiều tuổi hơn rất nhiều nhưng vẫn phải giữ thái độ tôn trọng, từ lúc vào đến lúc ra đều phải quỳ lạy với thế tử chỉ là một đứa trẻ. Sự xa hoa đến tột cùng, sự lộng hành ngang ngược của phủ Chúa đã được khắc họa rõ nét qua lễ nghi khuôn phép, cứng rắn chỉ thấy ở trong cung ấy.

Trước cảnh sống của phủ chúa, tác giả vẫn giữ thái độ thờ ơ, dửng dưng. Điều ấy thể hiện qua sự quan sát tỉ mỉ, những lời nhận xét, thể hiện thái độ của nhà thơ, qua các ghi chép tỉ mỉ nhằm truyền tải rõ nét để người đọc cảm nhận được sự xa hoa, quyền thế, lộng hành nơi phủ chúa. Đồng thời nó cũng bộc lộ thái độ không đồng tình với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng thiếu sinh khí nơi đây.

Câu 2

Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất “đắt” thể hiện nổi bật giá trị hiện thực đối lập của tác phẩm:

Chi tiết đối lập giữa thế tử chỉ là một đứa trẻ lại ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc- một cụ già quỳ lạy. Cái ngây thơ của thế tử khi khen “ông này lạy khéo” khiến ta có chút giật mình. Nó vạch trần một sự thật là thế tử đã quen với việc được quỳ lạy cho nên mới có thể đưa ra lời nhận xét như thế.

Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh Đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy…” Tẩm cung của thế tử được miêu tả chi tiết với sự xa hoa lộng lẫy tột cùng với vàng bạc, gấm vóc, nhưng không gian ấy lại đầy sự ngột ngạt, tù túng, bức bối. Đây chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh của Trịnh Cán, một cuộc sống kìm kẹp nơi cung cấm, thiếu sinh khí tự nhiên để sống.

Ngoài ra, truyện còn rất nhiều chi tiết khác độc đáo, sắc sảo miêu tả về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.

Câu 3

Thông qua các chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc cho thế tử, ta có thể nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ sâu sắc của nhà văn.

Lúc đầu ông định chữa bệnh cầm chừng cho thế tử, nhưng bản thân ông lại thấy điều đó trái với ý đức, trái với mong muốn của cha ông, chính vì thế ông quyết định dốc lòng chữa cho thái tử. Trước ý kiến trái chiều của các thái ý, ông vẫn kiên định giữ gìn, bảo vệ ý kiến của mình.

Từ những hành động của ông, ta nhận ra ông là một người có kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm, đồng thời ông cũng là một người thầy thuốc y đức, coi thường danh lợi, đứng trước cuộc sống xa hoa, ông xem nó là phù phiếm và coi trọng nếp sống bình dị, tự do nơi quê nhà. Đây là những phẩm chất đáng chân trọng của người thầy thuốc.

Câu 4 

Đặc sắc nghệ thuật viết ký sự của Lê Hữu Trác thể hiện trước hết qua sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo, kết hợp bút pháp tả cảnh sinh động ông đã vẽ lên bức tranh phủ chúa Trịnh có cả sự khái quát lẫn chi tiết, khung cảnh sinh động có cả màu sắc lẫn âm thanh.

Tác giả thực hiện thành công nguyên tắc cơ bản của việc viết hồi ký là nội dung ghi chép trung thực, vẽ lên chân thực khung cảnh thật nơi phủ chúa.

Bên cạnh đó, bằng cách kể chuyện khôn khéo, lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là những chi tiết nhỏ đã góp phần tạo nên cái thần của cảnh và việc.


LUYỆN TẬP

Câu 1

So sánh đoạn trích…

Điểm chung của “Vào phủ chúa Trịnh” và “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” đều khắc họa rõ nét cuộc sống ca hoa nơi phủ chúa, cả hai đều thể hiện rõ nét sự lộng hành của phủ chúa.

Tuy nhiên, nếu “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” có lỗi viết tản mạn, chủ quan, thì “Vào phủ chúa Trịnh” có sự ghi chép tỉ mỉ theo trình tự khái quát đến cụ thể, đi theo quá trình thăm bệnh của tác giả, từ đó đem đến cho người đọc cái nhìn vừa kỹ lưỡng, vừa khách quan. Đây chính là điểm nổi bật của tác phẩm “Vào phủ chúa Trịnh”.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Vào phủ chúa trịnh

Văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

Thể loại: Kí sự - thể văn ghi chép câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh.

Trong văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”, quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào?

Lời giải:

Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.

Cung cách sinh hoạt nhiều lễ nghi, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.

Những quan sát, ghi nhận của tác giả Lê Hữu Trác trong văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” nói lên cách nhìn, thái độ của ông đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

Lời giải:

Thái độ: mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa song tác giả vẫn dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây, không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.

Qua văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”, em có nhận xét gì về nhân cách của Lê Hữu Trác?

Lời giải:

- Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm.

- Ông là thầy thuốc có lương tâm và đức độ.

- Là người xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.

Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”.

Lời giải:

Nội dung:

- Phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.

Nghệ thuật:

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh cụ thể, sống động, chọn lựa những chi tiết đắt gây ấn tượng mạnh.

- Cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực, hài hước.

- Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kín đáo thái độ của người viết.

Theo em, giá trị hiện thực sâu sắc nào được thể hiện trong văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” ?

Lời giải:

Hiện thực phủ chúa được tác giả miêu tả theo quang cảnh của phủ chúa từ ngoài vào trong, không những thế còn là những cách thức trong cung nữa. Mọi thứ nơi đây hiện lên thật sự rất cụ thể.

Trước hết là quang cảnh nơi đây, bước chân vào phủ chúa tác giả không hết khen ngợi bởi sự xa hoa sang trọng nơi đây.

Cảnh vật trong phủ chúa hết sức lạ lẫm, những cái cây lạ lùng những hòn đá kì lạ phô ra trước mắt tác giả.  Qua đó tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của phủ chúa Trịnh.

Bên cạnh đó, khi miêu tả khung cảnh giàu sang, phú quý này tác giả còn ngầm báo hiệu sự suy vong và bị tiêu diệt tất yếu.

Không chỉ miêu tả khung cảnh quyền quý, xa hoa, tác giả còn cho thấy cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó ta thấy được quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa và sự lộng quyền của nhà chúa.

Đặc biệt, ngòi bút hiện thực của tác giả còn được thể hiện trong việc miêu tả các chi tiết liên quan đến thế tử.

Dù chỉ là một trích đoạn vô cùng ngắn ngủi, nhưng với ngòi bút tài hoa của Lê Hữu Trác đã phô bày một cách chân thực và đầy đủ nhất hiện thực cuộc sống trong phủ chúa, cũng là hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy là lời phê phán với lối sống xa hoa, hưởng lạc, đồng thời cũng dự báo về sự suy vong tất yếu của nơi đây.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021