logo

Tác giả - Tác phẩm: Vào phủ Chúa Trịnh (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 I - Tìm hiểu tác giả Lê Hữu Trác

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Vào phủ Chúa Trịnh  (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

- Tên: Lê Hữu Trác (1724 - 1791)

- Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông

- Ông là người toàn tài. Bên cạnh việc dùi mài kinh sử thi đỗ làm quan, thời trẻ ông từng học binh thư theo nghề võ lập được ít nhiều công trạng trong phủ chúa Trịnh. Nhưng cuối cùng ông gắn bó với nghề thầy thuốc bởi theo ông ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người.

⇒ Lê Hữu Trác là nhà danh y lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ tài hoa có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc trong thế kỷ XVIII, đặc biệt ở thể văn xuôi tự sự

>>>Xem thêm: Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh (ngắn nhất)

2. Sự nghiệp sáng tác

 + Bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần 40 năm. Đây là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh

 + Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, được hoàn thành năm 1783, tác phẩm ghi lại cảnh vật con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán đến khi xong việc trở lại quê nhà ở Hương Sơn


II. Tìm hiểu tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh

1. Nội dung ý nghĩa

- Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán

2. Giá trị nội dung

- Tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Thể hiện rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật cùng cảm xúc chân thực của bản thân trước những sự việc đó

>>>Xem thêm: Phân tích đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

III. Trắc nghiệm Vào phủ chúa Trịnh

Câu 1 : Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?

A. Hải Thượng Lãn Ông

B. Thanh Hiên

C. Ức Trai

D. Mộng Tích

Câu 2 : Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?

A. Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc

B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học

C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển

D. Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm

Câu 3 : Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?

A. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học

B. Ông là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp

C. Ông là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị

D. Tuy ông bị mù hai mắt, ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân

Câu 4 : Thể loại của Thượng kinh kí sự ?

A. Bút ký

B. Hồi ký

C. Kí sự

D. Tùy bút

Câu 5 : Vào phủ chúa Trịnh trích từ tác phẩm nào dưới đây?

A. Vũ trung tùy bút

B. Thượng kinh kí sự

C. Bạch Vân am tập

D. Vân Đài loại ngừ

Câu 6 : Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?

A. Do thế tử đam mê tửu sắc

B. Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở

C. Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi

D. Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi

Câu 7 : Để viết mở bài phân tích văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” cần đảm bảo những ý nào sau đây?

A. Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác, một thầy thuốc nổi tiếng với tấm lòng y đức

B. Giới thiệu về tác phẩm “Thượng kinh kí sự” và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

C. Giới thiệu bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của Lê Hữu Trác trong thời trung đại Việt Nam. Tác phẩm cũng ghi lại cảm xúc chân thật của tác giả trong lúc đi lặn lội chữa bệnh ở các miền quê.

D. Đáp án A và B

Câu 8: Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

A. Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

B. Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

C. Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9 : Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?

A. Quê mùa

B. Về núi

C. Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10 : Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

A. Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm

B. Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do

C. Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.

D. Đáp án A và B

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/06/2022