Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. Giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.
B. Tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.
C. Tăng khả năng trao đổi khí.
D. Bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.
Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá, phù hợp với điều kiện sống ký sinh.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về giun tròn và căn bệnh mà nó gây ra nhé
Giun tròn (còn gọi là Tuyến trùng) là nhóm các động vật thuộc ngành Nematoda. Chúng gồm những động vật sinh sống ở một phạm vi môi trường rộng lớn. Có thể khó phân biệt được chúng dù người ta đã miêu tả được hơn 28.000 loài, trong số đó trên 16.000 loài là loài ký sinh; tổng số loài giun tròn được thống kê khoảng 1 triệu loài. Khác với Ngành Giun dẹp và Ngành Thích ty bào, giun tròn có hệ thống tiêu hóa hở hai đầu.
Chúng phổ biến trong nước ngọt, nước biển, và các môi trường trên đất liền, trong các môi trường này chúng thường đông hơn các động vật khác về số lượng cá thể lẫn số lượng loài, và được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau như núi, hoang mạc và rãnh đại dương. Chúng cũng được tìm thấy trong những phần của thạch quyển của Trái Đất. Chúng chiếm 90% tất cả các dạng sống trên đáy biển. Sự thống trị của chúng thường hơn 1 triệu cá thể trên một mét vuông và chiếm khoảng 80% tất cả các cá thể động vật trên Trái Đất, đa dạng về vòng đời, và chúng hiện diện ở các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong các hệ sinh thái. Nhiều dạng ký sinh của chúng gây ra các bệnh ở hầu hết thực vật và động vật (bao gồm cả con người).
Các loài giun tròn kí sinh ở những cơ quan khác nhau của vật chú như : ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật, rễ lúa... Dù có cấu tạo thích nghi đa dạng, nhưng chúng vẫn giữ các đặc điểm chung của ngành Giun tròn.
Giun đũa, giun kim, giun móc câu... thuộc ngành Giun tròn, có các Đặc điểm chung như : cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.
Giun tròn chính là nguyên nhân gây bệnh giun tròn và viêm màng não tăng eosinophil. Giun tròn hay nằm trong động mạch phổi của chuột và ốc sên là các ký chủ trung gian chính, nơi ấu trùng giun tròn phát triển cho đến khi chúng lây nhiễm sang cá thể khác.
Vì sao nói giun tròn rất đa dạng? Bởi chúng gồm những động vật sinh sống ở một phạm vi môi trường rộng lớn. Tổng số loài giun tròn được thống kê khoảng 1 triệu loại vì hầu hết tất cả hệ sinh thái biển như nước ngọt, đất, các môi trường trên đất liền, hoang mạc, rãnh đại dương, thạch quyển của Trái Đất. Sự xuất hiện của ngành giun tròn chiếm khoảng 80% tất cả các cá thể động vật trên Trái Đất, đa dạng về vòng đời, hiện diện ở các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong các hệ sinh thái.
Con người nhiễm giun tròn nếu ăn các ấu trùng trong ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, các ký chủ lây nhiễm khác, nước và rau bị ô nhiễm. Khi ấu trùng giun tròn đi vào cơ thể con người, một thời gian sẽ được vận chuyển qua máu đến hệ thần kinh trung ương, gây ra viêm màng não tăng eosinophil khiến người bệnh tử vong hoặc tổn thương não và thần kinh vĩnh viễn.
Nếu một cá nhân bị giun tròn này, họ có thể đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và yếu ớt, các triệu chứng này dần dần bớt và tiến tới sốt, sau đó đến các triệu chứng thần kinh trung ương và đau đầu nghiêm trọng, cứng cổ.
Phương pháp phòng chống
Phòng chống bệnh ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.