Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ” cùng với những kiến thức tham khảo về khu vực Trung và Nam Mỹ là tài liệu đắt giá môn Địa lí dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.
Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ:
- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn.
- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
- Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.
Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về khu vực Trung và Nam Mỹ nhé
- Khu vực Trung và Nam Mỹ bao gồm:
+ Eo đất Trung Mĩ
+ Các quần đảo trong biển Ca-ri-bê
+ Toàn bộ lục địa Nam Mĩ
- Diện tích: 20,5 km².
Đặc điểm tự nhiên
a/ Eo đất Trung Mĩ: các dãy núi chạy dọc eo đất, là nơi tận cùng của dãy Cooc-đi-e, có nhiều núi lửa hoạt động.
b/ Quần đảo Ăng-ti: một vòng cung gồm vô số đảo quanh biển Ca-ri-bê Có địa hình sơn nguyên và đồng bằng ven biển.
c/ Lục địa Nam Mĩ:
+ Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Cooc-đi-e
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn gồm: A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta
+ Phía đông là sơn nguyên gồm: Guy-a-na, Bra-xin
- Đặc điểm dân cư:
+ Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh- điêng, Phi và Âu.
+ Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).
- Đặc điểm phân bố dân cư:
+ Dân cư phân bố không đều.
+ Tập trung chủ yếu ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
+ Thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
- Nguyên nhân: Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống.
- Đặc điểm đô thị hóa:
+ Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới.
+ Tỉ lệ thị dân ở đô thị chiếm 75%.
+ Tốc độ đô thị hóa không gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế.
- Các đô thị lớn: Xao –Paolô, Riô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt-Ai-ret.
Nông nghiệp
Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
Đại điền trang:
- Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.
- Quy mô lớn, canh tác theo lỗi quảng canh, năng suất thấp.
Tiểu điển trang:
- Thuộc sở hữu của các hộ nông dân
- Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc
- Sở hữu của tư bản nước ngoài.
- Thuộc sở hữu của các công ty tư bản Hoa Kì, Anh
- Lập đồn điền để trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
Ngành trồng trọt:
+ Các loại nông sản chủ yếu: cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Một số nước phát triển lương thực nhưng phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
Ngành chăn nuôi đánh bắt cá:
- Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà…
- Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.
Công nghiệp
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: Khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.
- Một số nước công nghiệp mới.
- Các nước có nền kinh tế phát triển: Braxin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Vê-nê-xuê-la.
- Vai trò của rừng A-ma-dôn:
+ Nguồn dự trữ sinh vật qúi giá.
+ Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
+ Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.
+ Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
- Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần,...
- Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu,…
- Năm thành lập: Thành lập năm 1991.
- Các nước thành viên: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.
- Mục tiêu của khối:
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
+ Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.