logo

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Tràng Giang

icon_facebook

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Tràng Giang chi tiết nhất. Tìm hiểu chi tiết về tác giả, nội dung, nghệ thuật bài Tràng Giang . Mời các em cùng tham khảo nhé!


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm Tràng Giang

1. Tác giả

- Huy Cận (1919- 2005 ), tên khai sinh : Cù Huy Cận

- Quê quán: làng Ân Phú – Hương Sơn – Hà Tĩnh một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí

- Trước Cách mạng, Huy Cận đã là nhà thơ mới lãng mạn nổi tiếng với các tập Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự. Sau Cách mạng, ông là một trong những người lãnh đạo nền văn hoá, văn nghệ Việt Nam, đồng thời sáng tác nhiều tập thơ hoà điệu giữa con người, xã hội và thơ ca: Trời mỗi ngày lại sáng; Đất nở hoa ,Bài thơ cuộc đời, Hạt lại gieo; Ngôi nhà giữa nắng; Chiến trường gần,Chiến trường xa; Hai bàn tay em,…
- Thơ Huy Cận nhiều bài hàm súc, giàu chất triết lí, bài hay xen lẫn với bài vừa (Hồ Chí Minh). Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam hiện đại.

*Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:

+ Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.

+ Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

- Tác phẩm chính:

+ Trước Cách mạng tháng Tám: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca

+ Sau Cách mạng tháng Tám: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...

*Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).

- Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

- Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

2. Tác phẩm: 

a) Hoàn cảnh sáng tác

- Mùa hè - thu năm 1939, chàng thanh niên 20 tuổi Huy Cận đang là sinh viên trường Cao đẳng Nông lâm (Canh Nông) Hà Nội, chiều thứ bảy, chủ nhật, chàng thích một mình đạp xe từ Yên Phụ ( Huy - Xuân ở dốc Hàng Than) đảo ngược lên Chèm Vẽ (huyện Từ Liêm). Ngắm cảnh sông hồng bát ngát, chiều dọc hai bờ đê, cảnh làng mạc cô liêu, trong tâm hồn thi sĩ nổi lên nỗi buồn không gian, nỗi sầu miên man, nỗi nhớ quê hương Hà Tĩnh. Đêm về, chàng viết bài thơ Chiều trên sông theo thể lục bát, sau chuyển thành thất ngôn, 4 khổ và đặt nhan đề mới: Tràng giang với câu thơ cũng từ chính mình: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. 
b) Nội dung

Bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển: sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại là đặc sắc nghệ thụật bao trùm của bài thơ. Nỗi sầu, cô đơn của cái “tôi” cá nhân trước thiên nhiên, vũ trụ thấm đượm: tình đời, tình người, lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín, tha thiết là chủ đề tư tưởng của bài thơ.

c) Bố cục

Gồm 2 phần:

- Phần 1: (3 khổ đầu):bức tranh Tràng Giang.

- Phần 2 :(khổ cuối) Tâm trạng nhà thơ.

d) Nhan đề

- Từ Hán Việt Tràng giang (sông dài) g gợi không khí cổ kính.

- Hiệp vần ang: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.

⇒ Gợi không khí cổ kính, khái quát nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.

- Nhan đề Tràng giang hay hơn nhiều : gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa cổ điển (từ Hán Việt: giang - sông) vừa thân mật (tràng – dài); nhưng không dùng trường (Hán Việt) sợ lầm với Trường Giang (Dương Tử – một dòng sông  lớn của Trung Quốc). Mặt khác tạo vần lưng ang, gợi âm hưởng dài rộng, lan toả, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

- Cảnh không chỉ là cảnh sông Hồng – sông lớn nữa mà là cảnh tràng giang khái quát trong không gian và thời gian.

- Câu thơ đề từ của chính tác giả định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ: bâng khuâng: nỗi buồn – sầu lan toả. nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài trời rộng (tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển tràng giang với hiện đại (nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thơ mới.

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Tràng Giang

II. Kiến thức trọng tâm bài thơ Tràng Giang

1. Khổ thơ 1

- 3 câu đầu: Mang màu sắc cổ điển

- Hình ảnh : con thuyền nhỏ nhoi trôi trên dòng sông dài , rộng

+ Gợi một nỗi buồn triền miên, kéo dài theo không gian và thời gian (buồn điệp điệp)

+ Nghệ thuật đối : đối ý –> làm cho giọng điệu bài thơ uyển chuyển, linh hoạt tạo không khí trang trọng, tạo sự cân xứng, nhịp nhàng.

+ Từ láy : điệp điệp, song song –> gợi âm hưởng cổ kính.

- Câu 4: Nét hiện đại –> xuất hiện cái tầm thường, nhỏ nhoi “ củi một cành” –> nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, chơ vơ giữa dòng đời .

2. Khổ thơ 2

- Nỗi buồn thắm sâu vào cảnh vật:

+ “đìu hiu”, “lơ thơ” –> buồn bã, quạnh vắng, cô đơn.

+ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều: gợi nỗi buồn –> tất cả đều quạnh vắng,cô tịch, không có sự sống của con người.

- Nắng xuống ….cô liêu : có giá trị tạo hình đặc sắc:

+ Không gian mở rộng và được đẩy cao thêm : “Sâu” –> tạo ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng.

+ “ chót vót” –> chiều cao dường như vô tận.

+ Cảnh vật càng vắng lặng chì có sông dài, bến cô liêu, con người bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn.

3. Khổ thơ 3

- Hình ảnh bèo trôi dạt vốn là chi tiết lấy từ cảnh thật trên sông nhưng đặt thành câu hỏi dạt về đâu thì lại có ý nghĩa biểu trưng của những kiếp người bèo dạt mây trôi chốn xa xôi trong câu hát quan họ cổ truyền.
Điệp từ không (2 lần) tiếp tục tô đậm cái mênh mông, lặng lẽ, cô đơn của cảnh vật vì không có hoạt động của cuộc sống con người, bổ sung cho cái vắng lặng của đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều, và bến cô liêu, gió đìu hiu, cành củi lạc ở những khổ trên.

- Rõ ràng nỗi buồn trước cành vật của nhà thơ luôn song hành và gắn chặt với nổi buồn nhân thế, nối buồn qué hương đất nước dược thổ hiện kín đáo.

4. Khổ thơ 4

- Đây là khổ thơ kết đặc sắc, hài hoà cổ điển và hiện đại.                                                                                *

- Hình ảnh bầu trời cao với lớp lớp mây trắng đùn ra như những núi bạc thật đẹp hùng vĩ. Chữ đùn. nhà thơ học được từ thơ Đỗ Phủ: Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Thu hứng – Nguyễn Công Trứ dịch) và nhà thơ đã sử dụng lần nữa : Bóng tối đùn ra trận gió đen (trong Các vị La Hán chùa Tây Phương).

- Hình ảnh cánh chim nhỏ nghiêng đi như không chịu đựng được sức nặng của bóng chiều đang sa xuống đối lập với cảnh bầu trời cao rộng, hùng vĩ trên để tôn thêm vẻ đẹp của cả hai.
Lòng quê và sóng dợn, vời con nước, trước hết gợi nhớ những câu Kiều: Lòng quê đi một  bước dường một đau\ Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi: Bốn phương mây trắng một màu -Trông về cố quốc biết đâu là nhà.

- Điệp từ dợn dợn (không phải là rờn rợn — giảm nghĩa) : nghĩa là cái dợn – sợ hãi, dợn sóng, dợn lòng cứ tăng mãi lên, mạnh mãi lên, nhanh nhiều mãi lên theo những con sóng. Nếu ở câu đầu là sóng gợ tí (nhỏ, khẽ, nghiêng về tả cảnh thật), thì ở đây: sóng dợn, nghiêng về tả cảm xúc, nhân hoá.

---/---

Trên đây là Hệ thống kiến thức cơ bản bài Tràng Giang mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads