Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua có đặc điểm gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lý 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
Phần từ phổ ở bên ngoài của ống dây có dòng điện chạy qua rất giống phần tử phổ ở bên ngoài thanh nam châm. Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp xếp gần như song song với nhau.
Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.
Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua nhé
Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ bên ngoài của một thanh nam châm thẳng.
Đường sức từ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín (hình vẽ). Bên trong lòng ống dây là những đoạn thẳng song song nhau.
Ống dây có dòng điện chạy qua cũng được xem như là một nam châm. Hai đầu của nó cũng như là hai cực từ. Đầu ống dây có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu kia có các đường sức từ đi vào là cực Nam.
Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Câu 1: Trong điều kiện là ống dây trong tình trạng có dòng điện chạy qua trong lòng ống, đường sức từ mang đặc điểm:
A. Đường sức từ là những đường mang đặc điểm là những đường dạng thẳng có vị trí tương đối giữa các đường là song song, khoảng cách giữa các đường là bằng nhau và tạo với trục của ống dây dẫn một góc có độ lớn bằng 900900.
B. Đường sức từ là những đường mang đặc điểm là những đường dạng thẳng có vị trí tương đối giữa các đường là song song, khoảng cách giữa các đường là bằng nhau và hướng đi từ cực Bắc của ống dây đến cực Nam của ống dây.
C. Đường sức từ là những đường mang đặc điểm là những đường dạng vòng tròn với khoảng cách giữa các vòng là bằng nhau và tâm của các vòng tròn luôn thuộc trục của ống dây.
D. Đường sức từ là những đường mang đặc điểm là những đường dạng thẳng có vị trí tương đối giữa các đường là song song, khoảng cách giữa các đường là bằng nhau và hướng đi từ cực Nam của ống dây đến cực Bắc của ống dây.
Câu 2: Một trong những nguyên nhân để có thể coi một ống dây dẫn trong tình trạng có dòng điện chạy qua như là một nam châm dạng thẳng là:
A. Nguyên nhân là khi để gần một thanh nam châm thì thanh nam châm chịu tác dụng của một lực từ xuất phát từ ống dây trong trạng thái có dòng điện chạy qua.
B. Nguyên nhân là khi để gần một kim sắt thì kim sắt chịu tác dụng của một lực từ xuất phát từ ống dây trong trạng thái có dòng điện chạy qua.
C. Nguyên nhân là do trong ống dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua cũng có hai cực từ giống như trong cấu tạo của thanh nam châm.
D. Nguyên nhân là khi đặt một kim thanh nam châm trong lòng ống dây dẫn thì kim nam châm chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt tại vị trí trong lòng thanh nam châm.
Câu 3: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua mạnh nhất ở vị trí nào?
A. Trong ống dây, từ trường sẽ mạnh nhất ở vị trí hai đầu của ống dây trong trạng thái có dòng điện chạy qua.
B. Trong ống dây, từ trường sẽ mạnh nhất ở vị trí gần hai đầu của ống dây trong trạng thái có dòng điện chạy qua.
C. Trong ống dây, từ trường sẽ mạnh nhất ở vị trí chính giữa của ống dây trong trạng thái có dòng điện chạy qua.
D. Trong ống dây, từ trường sẽ mạnh nhất ở tất cả vị trí bên trong lòng của ống dây trong trạng thái có dòng điện chạy qua.
Câu 4: Đặt một ống dây dẫn tại một vị trí sao cho trục chính của ống dây nằm theo theo chiều của thanh nam châm (như hình vẽ phía dưới). Khi công tắc khóa K trong trạng thái được đóng thì có một hiện tượng xảy ra là thanh nam châm có xu hướng bị đẩy ra xa khỏi ống dây dẫn. Vậy trong thanh nam châm, đầu B sẽ là cực:
A. Đầu B của thanh nam châm sẽ là cực Bắc.
B. Đầu B của thanh nam châm sẽ là cực Nam.
C. Đầu B của thanh nam châm sẽ là cực Bắc Nam.
D. Không thể xác định được tên cực của đầu B thanh nam châm.
Câu 5: Ta có thể phát hiện dòng điện bằng cách sử dụng một loại dụng cụ điện kế có cấu trúc như sau:
Cấu trúc của điện kế này bao gồm một ống dây B, lòng ống B chứa một thanh nam châm A trong trạng thái thăng bằng, tạo với trục của ống dây một góc có độ lớn bằng 900900. Thanh nam châm này có khả năng quay xung quanh một trục OO' đặt ở vị trí chính giữa của thanh, tạo với mặt phẳng giấy một góc có độ lớn bằng 900900. Nếu ống dây B có một dòng điện chạy qua với chiều như hình vẽ thì:
A. Kim chỉ thị sẽ có xu hướng quay sang phía bên phải.
B. Kim chỉ thị sẽ có xu hướng quay sang phía bên trái.
C. Kim chỉ thị sẽ có xu hướng đứng yên, không chuyển động so với ban đầu.
D. Kim chỉ thị sẽ có xu hướng dao động xung quanh vị trí cân bằng của nó.
Câu 6: Với một ống dây có hai đầu là A và B đang trong tình trạng có một dòng điện chạy qua, cho một thanh nam châm được đặt tại vị trí đầu B của ống dây thì khi khi trong trạng thái đứng yên thì kim nam châm nằm định hướng như hình vẽ phía dưới. Xác định tên các cực của ống dây dẫn, ta có:
A. Đầu A của ống dây là cực Bắc còn đầu B của ống dây là cực Nam.
B. Đầu A của ống dây là cực Nam còn đầu B của ống dây là cực Bắc.
C. Cả đầu A và đầu B của ống dây dẫn là cực Bắc.
D. Cả đầu A và đầu B của ống dây dẫn là cực Nam.
Câu 7: Với hình vẽ được cho ở phía dưới thì kim nam châm bị vẽ sai là kim số:
A. Kim bị vẽ sai là kim nam châm số 1.
B. Kim bị vẽ sai là kim nam châm số 4.
C. Kim bị vẽ sai là kim nam châm số 2.
D. Kim bị vẽ sai là kim nam châm số 5.
Câu 8: Với hai cuộn dây đang trong tình trạng có dòng điện chạy qua được treo dạng đồng trục và có khoảng cách giữa hai cuộn dây là gần nhau. Giả sử dòng điện được cho trong hai cuộn dây có chiều như trong hình vẽ thì:
A. Hai cuộn dây sẽ có xu hướng đẩy nhau ra xa.
B. Hai cuộn dây sẽ có xu hướng hút lại gần nhau.
C. Hai cuộn dây sẽ có xu hướng đứng yên, không chuyển động so với trạng thái ban đầu.
D. Không thể xác định được xu hướng chuyển động của hai cuộn dây đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua.
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
A |
B |
A |
B |
D |
A |