logo

Muốn xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây áp dụng quy tắc nào?

icon_facebook

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Muốn xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây áp dụng quy tắc nào?" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lý 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Muốn xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây áp dụng quy tắc nào?

Muốn xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải.

Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc nắm bàn tay trái dưới đây nhé!


Kiến thức về quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc nắm bàn tay trái


1. Ứng dụng quy tắc bàn tay phải 

a. Xác định từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài 

Với dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, đường sức từ của nó là những đường tròn có tâm nằm trên dây dẫn điện và vuông góc với dòng điện. Khi đó, sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của đường sức từ như sau: 

Muốn xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây áp dụng quy tắc nào?

Nắm bàn tay phải sao cho ngón cái choãi ra nằm dọc theo dây dẫn I, khi đó, ngón cái chỉ theo chiều dòng điện về điểm Q, các ngón tay còn lại khum theo chiều đường sức từ trên đường tròn tâm O (O nằm trên dây dẫn I). 

Công thức tính độ lớn cảm ứng từ B = 2. 10-7. I/r 

Trong đó:  

B: Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần xác định 

I: Cường độ dòng điện của dây dẫn 

r: Khoảng cách từ điểm cần xác định đến dây dẫn (m) 

b. Xác định từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn 

Đường sức từ đi qua đường dẫn uốn thành vòng tròn có 2 loại: 

+ Đường sức từ đi qua tâm O của vòng tròn dây dẫn điện là đường thẳng dài vô hạn. Những đường sức từ còn lại là những đường cong đi vào từ mặt nam và đi ra từ mặt bắc của dòng điện tròn đó. 

Công thức tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây: 

B = 2. 10-7. π. N. I/r 

Trong đó:  

B: là độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần tính N: Số vòng dây dẫn điện  

I: Cường độ dòng điện (A) 

r: bán kính vòng dây (m) 

C. Xác định từ trường của dòng điện chạy trong ống dây hình trụ 

Dây dẫn điện quấn quanh ống dây hình trụ. Trong ống dây, các đường sức từ là những đường thẳng song song, khi đó chiều của đường sức từ được xác định theo quy tắc bàn tay phải như sau: 

Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho chiều khum bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện quấn trên ống dây, khi đó, ngón cái choãi ra chỉ hướng của đường sức từ. 

Đường sức từ đi vào từ mặt nam và đi ra mặt bắc của ống dây đó. 

Công thức tính độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây: 

B = 4. 10-7. π. N. I/l 

Trong đó:  

B: là độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần tính 

N: Số vòng dây dẫn điện 

I: Cường độ dòng điện (A) 

r: bán kính vòng dây (m) 

l: là chiều dài ống dây hình trụ (m)


2. Ứng dụng quy tắc nắm tay trái

Quy tắc bàn tay trái ứng dụng để xác định chiều đi lại động cơ điện.

Trong trường hợp cuộn dây được đặt trong ko gian từ trường, lúc sở hữu sở hữu dòng điện chạy qua sẽ sở hữu một lực tác động vuông góc với dòng điện và cả từ trường.

Ứng dụng quy tắc bàn tay trái, đặt bàn tay trái giữ thẳng 3 ngón loại, ngón trỏ và ngón giữa, lúc đó nón loại chỉ chiều của lực từ, chiều của từ trường là chiều của ngón trỏ, ngón giữa trình diễn chiều dòng điện.

Quy tắc bàn tay trái dựa trên tác động của lực từ lên dây điện bằng biểu thức:

F = I.dl.B

Trong đó:

- F là lực từ, I là cường động dòng điện

- dl là độ dày đoạn dây hướng theo chiều dòng điện

- B là cảm ứng điện từ

Công thức trên chỉ được thực hiện theo quy ước:

- Hướng của lực cơ học

- Từ trường hướng theo chiều từ bắc tới nam

- Dòng điện hướng theo chiều từ dương sang âm

icon-date
Xuất bản : 20/03/2022 - Cập nhật : 25/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads