logo

Cách nhận biết từ trường.

icon_facebook

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Cách nhận biết từ trường.” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lí 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lời câu hỏi: Cách nhận biết từ trường.

Để nhận biết từ trường, người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử). Đặt nam châm thử trong môi trường có từ trường thì kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu vì từ trường đã tác dụng lực từ lên kim nam châm thử.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Từ trường, tính chất và các ứng dụng nhé


Kiến thức tham khảo về Từ trường, tính chất và các ứng dụng


1. Từ trường là gì? Tồn tại ở đâu?

Từ trường tiếng Anh là magnetic field, là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện tích và có sự chuyển động như nam châm, dòng điện… gây ra lực từ và tác động lên vật có từ tính đặt trong nó.

Vậy thì từ trường không tồn tại ở đâu? Từ trường không tương tác với các điện tích đứng yên và không tồn tại xung quanh đó.

[CHUẨN NHẤT] Cách nhận biết từ trường

Ví dụ:

- Từ trường của nam châm: hai nam châm hút nhau khi chúng được đặt trong vùng từ trường của nhau.

- Tương tác từ giữa hai dòng điện song song cùng chiều sẽ hút nhau, còn ngược chiều sẽ đẩy nhau.

- Từ trường Trái Đất: được tạo ra do tính chất từ của các vật chất trên Trái Đất, tồn tại từ trong lòng Trái Đất đến không gian rộng lớn xung quanh. Từ trường Trái Đất ảnh hưởng đến hàng chục ngàn km trong vũ trụ gọi là từ quyển. Từ quyển cùng với khí quyển có tác dụng ngăn chặn các dòng hạt tích điện, bảo vệ sự sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.


2. Cảm ứng từ là gì?

Cảm ứng từ được ký hiệu bằng B là một đại lượng vật lý có hướng tại một điểm trong từ trường, đặc trùng cho độ mạnh yếu của từ trường, hướng của từ trường và tác dụng của lực từ. Chúng được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện được đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó.


3. Đường sức từ là gì?

Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện. Đường sức từ là đường biểu diễn mật độ của từ trường, đường sức từ càng dày độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại.

Ta có qui ước chiều của đường sức từ theo hướng: Đi ra từ cực Bắc – Đi vào từ cực Nam của thanh Nam Châm tại một điểm bất kì nào đó.


4. Các loại từ trường

- Từ trường đều

Là từ trường có đặc tính giống nhau tại mọi thời điểm. Trong đó, đường sức từ là các đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau. Loại từ trường này có thể được tạo ra giữa 2 cực của nam châm hình chữ U.

Hiện nay, chưa tìm ra từ trường tĩnh nên chưa có khái niệm này.

- Từ trường xoáy

Hay còn gọi là từ trường biến thiên, từ trường quay, là từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra.

Từ trường xoáy có đường sức từ là những đường cong kín. Từ trường của dòng điện luôn xoáy vì từ trường xung quanh dòng điện thẳng dài luôn là đường cong kín. Nếu điện trường tại một nơi biến thiên theo thời gian thì nơi đó xuất hiện từ trường xoáy.

- Điện trường là gì?

Từ trường và điện trường là hai khái niệm luôn song hành cùng nhau. Môi trường xung quanh các điện tích tồn tại một lực tĩnh điện đó chính là điện trường.

- Điện từ trường là gì?

Hay còn gọi là từ trường của dòng điện, là một trường thống nhất, bao gồm 2 phần biến thiên theo thời gian và liên quan mật thiết với nhau, là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Điện từ trường liên quan đến thuyết điện từ Maxwell. Trong đó, từ trường biến đổi theo thời gian sẽ sinh ra điện trường xoáy. Còn điện trường biến đổi theo thời gian sẽ sinh ra từ trường.


5. Bài tập về từ trường, đường sức từ

Câu hỏi 1: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

A. Xung quanh dòng điện thẳng

B. Xung quạnh một thanh nam châm thẳng

C. Trong lòng của một nam châm chữ U

D. Xung quanh một dòng điện tròn

Câu hỏi 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây ?

A. Chiều của các đường sức tuân theo những quy tắc xác định.

B. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

C. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu hỏi 3: Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là

A. Các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

B. Các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

C. Các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

D. Các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.

Câu hỏi 4: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. Pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

B. Tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. Pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

D. Tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

Câu hỏi 5: Đường sức từ của từ trường gây ra bởi

A. Dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của ống dây đó

B. Dòng diện tròn là những đường tròn

C. Dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau

D. Dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 28/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads