logo

Hãy nêu các ứng dụng của nam châm?

icon_facebook

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Hãy nêu các ứng dụng của nam châm?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lí 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Hãy nêu các ứng dụng của nam châm?

Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như được dùng để chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Một số ứng dụng của nam châm dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về Một số ứng dụng của nam châm


1. Loa điện 

a, Nguyên lý hoạt động của loa điện

Loa điện hoạt động dựa trên một nguyên tắc là khi ống dây chịu sự tác dụng từ một nam châm khi trong trạng thái có dòng điện chạy qua.

- Khi ông dây trong trạng thái có dòng điện chạy qua thì ống dây sẽ có hiện tượng dao động, dẫn đến màng loa dao động và từ đó âm thanh được phát ra. Khi dòng điện có cường độ là không cố định (thay đổi) thì ống dây sẽ có xu hướng di chuyển theo chiều dọc ở khoảng cách giữa hai cực của nam châm.

- Loa điện cho ra kết quả âm thanh từ quá trình dao động điện.

Hãy nêu các ứng dụng của nam châm?

b, Cấu tạo của loa điện.

- Loa điện được cấu thành từ một ống dây (cuộn âm) được đặt ở vị trí trong không gian từ trường của một nam châm mạnh, một đầu của cuộn âm được kết chặt với bộ phận màng loa. 

Hãy nêu các ứng dụng của nam châm? (ảnh 2)

- Quá trình loa điện cho ra kết quả âm thanh từ quá trình dao động điện.

Trong cấu trúc của một loa điện, một đầu của cuộn âm được kết chặt với bộ phận màng loa nên khi ống dây trong trạng thái dao động thì màng loa sẽ dao động theo. Khi đó, âm thanh được phát ra từ màng loa sẽ đúng chính xác với âm thanh mà màng loa thu nhận được từ micro. Người ta gọi đó là quá trình loa điện cho ra kết quả âm thanh từ quá trình dao động điện.


2. Rơ le điện từ

- Rơle điện từ:

Hãy nêu các ứng dụng của nam châm? (ảnh 3)

+ Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

+ Bộ phận chủ yếu của rơle gồm một nam châm điện và một thanh sắt non

- Rơle dòng

+ Rơle dòng là một thiết bị tự động ngắt mạch điện bảo vệ động cơ, thường mắc nối tiếp với động cơ


3. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị

A. Máy phát điện

B. Làm các la bàn

C. Rơle điện từ

D. Bàn ủi điện

Đáp án: C

Câu 2: Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.

B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.

C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.

D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.

Đáp án: B

Câu 3: Trong các thiết bị sau đây, thiết bọ nào không dùng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu?

A. Điện thoại.

B. Công tắc điện (loại thông thường).

C. Chuông điện.

D. Vô tuyến truyền hình.

Đáp án: B

Câu 4: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị nào sau đây?

A. Loa điện.

B. Rơle điện từ.

C. Chuông báo động.

D. Cả ba loại trên.

Đáp án: D

Câu 5: Muốn có một cuộn dây để làm nam châm điện mạnh với một dòng điện có cường độ cho trước, điều nào sau đây là cần thiết?

A. Quấn cuộn dây có nhiều vòng.

B. Quấn cuộn dây có 1 vòng nhưng tiết diện dây lớn.

C. Dùng lõi bằng thép.

D. Dùng lõi bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau.

Đáp án: A

Câu 6: Trong bệnh viện, làm thế nào mà các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân.

A. Dùng panh.

B. Dùng kìm.

C. Dùng nam châm.

D. Dùng một viên pin còn tốt.

Đáp án: C

Câu 7: Xét các bộ phận chính của một loa điện

(1). Nam châm       (2). Ống dây          (3). Màng loa

Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

A. (2)

B. (3)

C. (2), (3)

D. (1)

Đáp án: B

Câu 8: Loa điện hoạt động dựa vào:

A. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

B. Tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

C. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

D. Tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Đáp án: B

Câu 9: Trong các vật dụng sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

A. Chuông điện

B. Rơle điện từ

C. La bàn

D. Bàn là điện

Đáp án: C

Câu 10: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.

B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông.

D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Đáp án: B

Câu 11: Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa

A. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được.

B. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh.

C. Loa kêu như bình thường.

D. Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm.

Đáp án: A

Câu 12: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện

A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây ít vòng, lõi bằng sắt non.

D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây ít vòng, lõi bằng thép.

Đáp án: B

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 27/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads